Mới đây, Thứ trưởng Bộ y tế và chăm sóc trẻ em của Zimbabwe, bác sĩ Edwin Muguti đã bày tỏ những lo ngại xung quanh tình trạng tỉ lệ nhiễm HIV đang leo thang trong nhóm công nhân khai thác mỏ.
Ngài Muguti kêu gọi nhóm đối tượng này nên thay đổi lối sống để có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh hơn nữa.
Theo một điều tra sức khoẻ thực hiện ở vùng Kadoma/Chakari nhằm xác định những ảnh hưởng lâu dài của thuỷ ngân tới sức khoẻ con người đã cho thấy, bên cạnh số lượng lớn những người đã bị nhiễm độc thuỷ ngân, các ca nhiễm bệnh bilharzia, lao thì số người nhiễm HIV/AIDS cũng rất cao.
Kadoma/Chakari là khu vực có lượng vàng rất lớn. Ông Muguti nói: "Có một lượng lớn ca nhiễm HIV trong vùng này và tôi nghĩ, đó là do các hành vi có liên quan tới đội ngũ công nhân mỏ - Cần phải chỉnh sửa lại một vấn đề nào đó. Các công nhân khai thái mỏ trên diện nhỏ là cách chúng tôi gọi nhóm người trẻ tuổi, sôi nổi và rất sung sức này vốn rất "tai tiếng" với những hành vi ương bướng, ầm ĩ cũng như tình trạng quan hệ với gái mại dâm, những hành động này không may rất có thể là nguồn gốc lây lây nhiễm bệnh cho họ".
Điều tra sức khoẻ cũng khẳng định, tình trạng nhiễm độc thuỷ ngân cũng có thể gây những biến đổi tinh thần của con người nơi đây. Chẳng hạn, một người có thể đột nhiên cáu kỉnh, buồn chán hay bị kích động vì mà chẳng vì nguyên nhân nào rõ ràng, tất cả những điểm này đều đã thấy ở một số công nhân khai thác mỏ vàng.
Một số khác thì lại trở nên hung dữ và nghiện rượu, điều này đẩy họ vào những hành vi tình dục thiếu trách nhiệm. Có những câu hỏi tồn tại rất lâu rồi là, tại sao một vài người trong số những công nhân đào vàng lại cư xử kỳ dị như thế và chỉ đến ngày nay chúng ta mới tạm cho rằng, thuỷ ngân có thể đã gây ra những hiện tượng đó.
"Thủy ngân là một tai nạn đang chờ thời cơ xảy ra và càng làm được gì sớm để ngăn chặn điều đó thì càng tốt", bác sĩ Muguti nhận xét và gián tiếp cho biết thêm, cần phải kiểm soát gắt gao hơn nữa việc mua bán dung dịch metal dùng trong quá trình tinh lọc vàng.
Cuộc điều tra sức khoẻ kết luận, vấn đề đặt ra cần phải thực hiện ngay chính là giáo dục cho công nhân mỏ biết về cách thức sử dụng thuỷ ngân trong công việc mà không làm hại tới sức khoẻ bản thân.
Hiện tại, vẫn có một số người cầm thủy ngân trực tiếp bằng tay trong khi đãi vàng còn số khác thì dùng đá đập thuỷ ngân, hít vào cơ thể những luồng khí độc do thuỷ ngân thải ra.
Ngoài nguy cơ gây mù mắt, liệt dương, các tổn thương gan, thận, thuỷ ngân còn có thể làm xảy thai tự nhiên ở các thai phụ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đặng Dương theo http://www.herald.co.zw
▪ Hành động ngay để ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS trong trẻ em (27/03/2006)
▪ Tanzania: 7% công chức nhiễm HIV (27/03/2006)
▪ Số người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV cao nhất từ trước tới nay (24/03/2006)
▪ 8,500 trẻ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam (24/03/2006)
▪ Tăng số phụ nữ nhiễm HIV/AIDS (24/03/2006)
▪ Trẻ em chưa được quan tâm trong phòng chống AIDS (22/03/2006)
▪ Phát hiện 17 ca nhiễm HIV/AIDS ở bắc Sulawesi (20/03/2006)
▪ Hà Nội: Tấn công bằng bơm kim tiêm (21/03/2006)
▪ 20%- 40% gái bán dâm nhiễm HIV/AIDS (17/03/2006)
▪ Rượu và những điều chưa biết (15/03/2006)