![]() |
Chị Lê Thị Mỹ Lệ |
“Trước đây, khi chúng em xuất hiện thì bắt gặp không ít ánh mắt soi mói, lời ra tiếng vào... Nhưng bằng ý chí, nghị lực và sự đóng góp hết sức mình vào công công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS của mỗi thành viên dần khiến cho mọi người thân thiện trở lại”. Đó là lời của Chị Lê Thị Mỹ Lệ- Chủ nhiệm câu lạc bộ phụ nữ Cẩm Phả (Quảng Ninh) khi trò chuyện với phóng viên “AIDS và cộng đồng”.
Dáng nhanh nhẹn vừa đi vừa nói chuyện, chị Lệ dẫn tôi vào bệnh viện đa khoa thị xã, nơi “đóng đo” của Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV. Khuôn viên của bệnh viện thoáng đãng và đẹp mắt. Có vài ba người đến đây và đang đợi lượt mình vào xét nghiệm, mỗi người một kuôn mặt, một ánh mắt và mỗi tâm sự khác nhau, nhưng đều hiện lờn chút lo âu. Nơi đây chính là điểm đến của những người có hành vi nguy cơ cao mà nhóm tiếp cận cộng đồng thuyết phục được họ đến đây để tư vấn và xét nghiệm HIV. Chị bảo tôi đóng vai khách hàng để chị thực hiện công việc của một người tư vấn. Tôi bị hấp dẫn bởi những lời tư vấn của chị, cứ như “rót mật vào tai”. Chỉ vì chờ đợi khá lâu nên hai chúng tôi đành phải bỏ qua “màn xét nghiệm”, trong khi đó buổi gặp mặt nhóm ở trụ sở của Hội phụ nữ đến lúc bắt đầu. Tôi thấy hơi tiếc, bởi biết đâu qua đợt xét nghiiệm này, ít nhất cũng biết mình thuộc nhóm máu nào.
Chị Lệ cho biết, qua năm tháng, câu lạc bộ làm những công việc thiết thực, người dân được tuyên truyền, có kiến thức về HIV nên những ánh mắt kỳ thị cũng đỡ đi nhiều.
Hội phụ nữ thị xã đã ủng hộ Câu lạc bộ 16 triệu đồng làm vốn. Số tiền này, câu lạc bộ cho các thành viên đặc biệt khókhăn vay. Mỗi người được vay 2 triệu đồng trong 1- 2 năm. Từ những tấm lòng của các nhà lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ, câu lạc bộ luôn biết mình phải làm gì để không phụ lòng. Nhiều người dân địa phương còn đi kêu gọi đóng quỹ cho câu lạc bộ. Chị Nguyễn Thị H tâm sự: “Tuy số tiền ít ỏi nhưng cả một tấm lòng, người dân đã hiểu, thông cảm và thương mình thì là điều rất tốt rồi”. Mỗi buổi tuyên truyền với tính chất sâu rộng, câu lạc bộ được chính quyền thị xã cho mượn hội trường, phía công an lo công tác trật tự... Những hôm tuyên truyền như vậy thu hút được rất nhiều người dân ủng hộ, đóng góp ý kiến để câu lạc bộ càng ngày càng tiến bộ.
Chị HTN, vợ chồng giáo viên ngồi cạnh tôi, không khỏi giật mình nhớ lại những ngày bị đuổi việc, buồn chán, mặc cảm và cả xấu hổ với đồng nghiệp, người thân và ánh mắt dè bỉu của một số người xã hội. Nhưng khi tham gia nhóm, thấy được hình ảnh của mình trong đó, có người sẻ chia, có bạn để tâm sự và cùng vì cộng đồng không mắc bệnh như mình nữa. Bây giờ, còn niềm vui nào hơn khi anh chị được trở lại với nghề cao quý của mình, được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như bao công dân trong xã hội. Chị N bộc bạch với tôi: “Nếu không có câu lạc bộ “cứu cánh” để trút bầu tâm sự thì vợ chồng chúng tôi không thể kiên nhẫn đợi đến ngày được trở lại cái nghề mình yêu quý. Hàng tuần, hàng tháng tôi cũng đều tranh thủ tham gia sinh hoạt, xuống cộng đồng tiếp cận người nhiễm, những người có hành vi nguy cơ cao...”.
Khó khăn vẫn còn đó, nhưng những lời động viên của người dân dù trực tiếp hay qua qua điện thoại cũng làm cho các chịvui lòng. Các chị không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần những tấm lòng, ủng hộ và sẻ chia.
Theo GIPA PROJECT
▪ Cô bé nhiễm chất độc da cam muốn đến trường (17/11/2008)
▪ NHỮNG VÒNG TAY NHÂN ÁI, NƠI MẸ SINH RA CON (15/11/2008)
▪ Những em bé vùng cao (14/11/2008)
▪ Kỳ thị làm tăng số người nhiễm HIV (13/11/2008)
▪ Những đứa trẻ không biết tương lai (13/11/2008)
▪ "Em muốn sống mãi để được đi học" (13/11/2008)
▪ Nơi công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS được quan tâm (12/11/2008)
▪ Cung cấp miễn phí các dịch vụ cho người nhiễm HIV/AIDS (06/11/2008)
▪ 14.000 đóa hướng dương từ vạn tấm lòng (03/11/2008)
▪ Có một lớp học mang tên Trái tim (03/11/2008)