![]() |
Nữ cán bộ y tế Trại tạm giam Công an tỉnh theo dõi, điều trị cho các can phạm nhân |
Đây cũng là nội dung chính của mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, tư vấn, chăm sóc điều trị cho những đối tượng nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS" đầy tinh thần nhân văn mà chị em phụ nữ Trại tạm giam Công an tỉnh đã và đang thực hiện.
Phạm nhân Nguyễn Thị Nguyệt, thụ án tại Trại tạm giam Công an tỉnh về tội mua bán tiền giả năm 2016. Vào trại với tâm lý chán sống khi vừa nghiện ma túy, vừa nhiễm HIV, có lúc Nguyệt đã tìm đến cái chết, bất hợp tác khi cán bộ đến khám, điều trị. Tuy nhiên, được sự cảm hóa, giáo dục của các nữ quản giáo; sự động viên, tận tình chăm sóc sức khỏe, cắt cơn nghiện của nữ cán bộ y tế, dần dần Nguyệt đã nguôi ngoai ý định ban đầu. Hiện sức khỏe nữ phạm nhân này đã ổn định, cải tạo tốt và mong muốn được sớm về với gia đình.
Phạm nhân Nguyệt là một trong hàng chục phạm nhân được nữ CBCS Trại tạm giam Công an tỉnh cảm hóa giáo dục và trực tiếp điều trị trong thời gian thụ án.
Với đặc thù công tác, CBCS nữ chiếm số lượng khá khiêm tốn trong quân số CBCS Trại tạm giam Công an tỉnh. Tuy vậy, Hội Phụ nữ cơ sở của trại với 12 chị em cũng đã mạnh dạn xây dựng mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, tư vấn, chăm sóc điều trị cho những đối tượng nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS". Trong đó, chủ công trong việc thực hiện mô hình này là nữ cán bộ y tế của trại.
Hiện trại chỉ có 4 nữ cán bộ y tế, trong khi nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc cho các can phạm nhân ở đây cực kỳ lớn. Từ đầu năm 2016 đến nay đã có gần 1.000 lượt can phạm nhân được đưa vào trại, trong đó cơ hơn 200 đối tượng nghiện ma túy, 13 đối tượng nhiễm HIV. Việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí rất nguy hiểm. Do đó, việc thực hiện mô hình đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề của chị em Hội Phụ nữ cơ sở Trại tạm giam nói chung và nữ cán bộ y tế của trại nói riêng.
Đại úy Nguyễn Thị Kim Hữu - cán bộ y tế Trại tạm giam Công an tỉnh cho biết: Đa phần các can phạm ở đây đều ở xa, không có người thân đến thăm, lại đang trong giai đoạn phục vụ công tác điều tra hay xét xử nên tâm lý ức chế, rất liều lĩnh, manh động. Hơn nữa các đối tượng này mỗi khi lên cơn thường vật vã, có tâm lý chán đời nên việc tuyên truyền, vận động, cảm hóa để họ đồng ý cho cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe là điều không dễ dàng. Thông thường đối tượng nghiện hay đi liền với việc đã nhiễm HIV nên chỉ cần sơ ý trong quá trình khám, điều trị thì chị em cũng dễ phơi nhiễm.
Tuy nhiên, vượt qua nỗi sợ hãi, bằng tình nhân văn của một cán bộ y tế dành cho bệnh nhân, các chị một mặt phải dùng tình cảm chân thật của mình để cảm hóa, vận động; một mặt xem họ đơn thuần là những bệnh nhân của mình để giúp họ quên đi cảm giác là can phạm. Từ đó dễ dàng tiếp cận và chăm sóc y tế cho những đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV đang ở tại trại. Những nữ CBCS nơi đây đã từng bước cảm hóa, gieo mầm thiện cho những con người lầm lỗi. Từ chỗ đối đầu, bất hợp tác, các đối tượng đã dần xem các chị như người thân trong gia đình. Nhiều khi uất ức, khó chịu, các đối tượng còn tâm sự với chị em y tế ở trại.
▪ Người 'cứu tinh' cho hơn 100 người mắc AIDS (13/03/2017)
▪ Người phụ nữ luôn tận tụy với công tác phòng, chống HIV/AIDS (10/03/2017)
▪ Người cai nghiện phá, trốn trại: Nguyên nhân và giải pháp (08/03/2017)
▪ Tạo môi trường an toàn, thân thiện cho học viên cai nghiện (02/03/2017)
▪ 9 lần mổ giành sinh mệnh cho bệnh nhân HIV từng tuyệt vọng tự thiêu (28/02/2017)
▪ Xúc động chuyện nữ điều dưỡng Công an chăm sóc phạm nhân nhiễm HIV (28/02/2017)
▪ Bên trong một trung tâm cai nghiện ma tuý tự nguyện (28/02/2017)
▪ Hạnh phúc bình dị của cặp đôi có 'H' (28/02/2017)
▪ Chuyện những y bác sỹ trong cơ sở điều trị nghiện (27/02/2017)
▪ Giúp bệnh nhân HIV/AIDS không 'chết về tinh thần' (25/02/2017)