![]() |
Lực lượng công an và biên phòng tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tích cực tham gia công tác phòng chống ma túy |
Đối với lực lượng Công an nhất là Công an cơ sở với vai trò chủ công nòng cốt phải chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch đề xuất thành lập Ban chỉ đạo, dự trù phân bổ kinh phí tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức đoàn thể để tổ chức thực hiện hàng năm phải tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đề xuất thi đua khen thưởng. Tích cực gọi hỏi, răn đe, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy góp phần làm trong sạch địa bàn khu dân cư.
Tuyên truyền phải thường xuyên liên tục, nội dung phong phú sâu sắc, phù hợp với văn hóa vùng miền, đúng đối tượng; người tuyên truyền phải là người có trình độ, uy tín với nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, dòng họ, nhà trường và xã hội để quản lý con em, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tố giác tội phạm, địa phương nào giữa gia đình, nhà trường, xã hội quản lý tốt thì ở đó tình hình tội phạm ít phức tạp.
Để công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đạt hiệu quả tốt, lực lượng Cảnh sát ĐTTP về ma túy chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các văn bản huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia phòng, chống ma túy, trọng tâm là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng chống ma túy trong tình hình mới”.
Đồng thời đề xuất bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách trong phòng, chống tội phạm về ma túy; chủ động xây dựng các kế hoạch phòng chống tội phạm về ma túy để cấp ủy, chính quyền, công an các cấp hướng dẫn, tổ chức thực hiện cũng như các kế hoạch triển khai thực hiện phòng ngừa tội phạm về ma túy. Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền thông qua việc kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội dung các hoạt động phòng chống tội phạm về ma túy một cách có hệ thống và toàn diện trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội.
Trong các kế hoạch phòng chống tội phạm về ma túy phải kết hợp lồng ghép việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về các lĩnh vực kinh tế, xã hội với việc động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt, chấn chỉnh, phát hiện những sai phạm yếu kém trong phòng chống tội phạm về ma túy. Công tác tham mưu phải bám sát các nội dung của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; Chương trình quốc gia phòng chống ma túy các giai đoạn, Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; phát huy vài trò của quần chúng nhân dân, động viên nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy.
Tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị 21 ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về phòng chống TPMT trong tình hình mới. Đặc biệt là phải chấn chỉnh đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước, quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và cá nhân ở cương vị lãnh đạo đối với tình hình ANTT nói chung và trách nhiệm về tình hình ma túy nói riêng để không một cơ quan quản lý Nhà nước cấp nào, không một cán bộ nào thờ ơ, thiếu trách nhiệm với tình hình tội phạm ma túy ở địa phương mình. Cũng cần phải làm rõ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong việc để xảy ra tình hình TPMT phức tạp, các tụ điểm tổ chức sử dụng và bán lẻ ma túy để xử lý nghiêm minh, không cho phép những phần tử cơ hội, biên chất trong các cơ quan nhà nước bao che, bảo kê cho tội phạm và tệ nạn ma túy. Nếu như chưa làm được việc này thì chưa thể tạo ra áp lực tâm lý xã hội cần thiết cho cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy.
Về nội dung tuyên truyền cần chú ý tuyên truyền giáo dục sâu rộng về tác hại của ma túy, những vấn đề cơ bản nhất về pháp luật phòng chống ma túy để nhân dân hiểu biết và phòng chống kịp thời, có hiệu quả như Luật Phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 221 của Chính phủ về đưa người nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh, cai nghiện…
Cần coi trọng tuyên truyền tác hại của ma túy, thủ đoạn của tội phạm ma túy; đưa các vụ án ma túy xét xử lưu động để mọi người dân biết chủ động phòng ngừa. Biểu dương khích lệ, nhân rộng những nhân tố tích cực điển hình trong phòng ngừa, đấu tranh, trong phong trào xây dựng và phát triển mô hình cơ quan, trường học, xã, bản, họ tộc…không có ma túy. Sớm nghiên cứu đưa ra các nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào giảng dạy thường xuyên trong trường học mà cốt lõi là làm cho học sinh, sinh viên thấy được tác hại của ma túy, cách phòng, chống ma túy và những quy định của pháp luật xử lý các hành vi liên quan đến ma túy, nhất là tội phạm ma túy.
Về đối tượng tuyên truyền, giáo dục, yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của tội phạm ma túy là tình hình kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, gia đình dòng họ, vai trò chỉ đạo của chính quyền cơ sở vùng sâu, vùng xa, nơi vùng dân tộc, do đồng bào còn lạc hậu khó khăn về kinh tế dễ bị tội phạm mua chuộc lôi kéo. Ở các thành phố, thị xã thì các đối tượng dễ bị tác động là học sinh, sinh viên, người không công ăn việc làm, con em gia đình ly tán, những người nghiện ma túy, đối tượng hình sự là những đối tượng dễ bị mua chuộc lôi kéo cần phải tuyên truyền. Đối với đồng bào dân tộc do trình độ hạn chế nên việc tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, dịch ra tiếng dân tộc.
Hình thức tuyên truyền bằng các hình ảnh, truyền thanh, truyền hình, đài báo, tập trung tuyên truyền vào những người có độ tuổi từ 13 đến 40 tuổi. Thực tế hiện nay tuyên truyền cho những đối tượng này rất khó khăn vì họ không tham gia đoàn thể, không theo dõi phương tiện thông tin đại chúng nên việc tuyên truyền phải giao cho gia đình, người thân vận động tuyên truyền về PCMT. Các vùng trọng điểm trồng cây thuốc phiện, cây cần sa; các xã biên giới nơi có đường giao thông, đường mòn, cửa khẩu qua lại biên giới mà bọn tội phạm ma túy dễ lợi dung để buôn bán và lôi kéo người dân tộc, người không hiểu biết pháp luật tham gia vận chuyển ma túy thuê cho chúng.
Trong nội địa, cần chú ý các phường, xã, thị trấn có đối tượng và tụ điểm bán lẻ, tổ chức sử dụng ma túy, các địa bàn mà tội phạm ma túy thường lợi dụng như các khu vực “xóm liều”; khu vực dân cư phong trào yếu kém hoặc có nhiều người cư trú trái phép, nhiều người đi làm ăn buôn bán ở các nơi khác, ven chợ, đầu mối giao thông, các khu công nghiệp.
Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy với các chương trình kinh tế, xã hội khác nhất là đối với các cuộc vận động “toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”. Tận dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức văn hóa, nghệ thuật, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp để chuyển tải đến các đối tượng cần tuyên truyên truyền, giáo dục. Trong đó cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục trực tiếp thông qua các đội xung kích thanh niên, thiếu niên tại xã, phường, cụm dân cư, học sinh, sinh viên: qua các áp phích, biểu ngữ, tranh cổ động…sao cho mọi nơi, mọi chỗ, mọi tầng lớp, đối tượng đều có thể tiếp cận được những vấn đề rất cơ bản của phòng, chống ma túy.
Phải phân công những cán bộ có uy tín để tuyên truyền, tốt nhất là đào tạo bồi dưỡng giao cho Bí thư Đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, cựu chiến binh, bí thư Chi bộ, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ (như mô hình ở huyện Yên Mô – Ninh Bình). Đối với các đạo giáo, giao cho cha đạo, nhà sư tuyên truyền giáo dân, phật tử, vận dụng các điều răn dạy của Chúa, của Phật để tuyên truyền giáo dục, biểu dương cái thiện, lên án cái ác (như ở Nam Định). Đây là việc làm có ý nghĩa hợp với lòng dân.
Thường xuyên mở hội nghị đào tạo cho các tuyên truyền viên từ Trung ương đến cơ sở, Trung ương đào tạo cho tỉnh huyện, tỉnh huyện đào tạo cho huyện xã (như C47 đã mở các lớp đào tạo tuyên truyền viên cho lãnh đạo PC47 các địa phương, cán bộ chủ chốt của các huyện, xã trọng điểm về ma túy, ở Quan Hóa, Thanh Hóa; Yên Lập, Vĩnh Phúc; Phù Yên, Sơn La…). Đây là những hạt nhân nòng cốt cho công tác tuyên truyền xuống tận dân bản. Có chế độ chính sách cho các tuyên truyền viên. Công tác tuyên truyền giao cho lực lượng Cảnh sát ĐTTPMT là chủ công, phối hợp với lực lượng khác như Cục phong trào bảo vệ An ninh tổ quốc, CA phường xã…vì lực lượng này được đào tạo có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực ma túy. Công tác tuyên truyền phải thực sự sâu rộng, làm thường xuyên, liên tục, phải làm như tuyên truyền về an toàn giao thông, có chương trình, chuyên mục riêng biệt hàng ngày trên các sóng phát thanh, đài truyền hình trung ương cũng như địa phương.
Công tác tuyên truyền PCMT có hiệu quả, lan tỏa sâu rộng nhất là tuyên truyền qua thôn, bản, tổ dân phố tuyên truyền qua báo chí, phát thanh, truyền hình. Hàng năm thế giới lấy tháng 6 và ngày 26/6 là ngày Phòng chống ma túy, đề nghị Ủy ban PCMT của Chính phủ chỉ đạo, các phương tiện thông tin đại chúng phải tăng cường mở các chuyên mục phòng, chống ma túy có thời lượng phát hành, phát sóng hàng ngày, hàng tuần với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, khả năng nhận biết như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật phòng, chống ma túy; giải thích Luật Phòng, chống ma túy; khuyến khích sáng tác các tác phẩm nghệ thuật về phòng chống ma túy, coi đây là một nội dung và trách nhiệm thường xuyên của các cơ quan thông tin đại chúng, nhà văn hóa các cấp. Xây dựng những đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân như: xã, làng bản, trường học không có ma túy; những tấm gương người tốt việc tốt trong phòng, chống TPMT…
Đại tá Phạm Văn Chình
Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an
▪ Cần chung tay giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV hòa nhập cộng đồng (12/07/2016)
▪ Lớp học “đặc biệt” trong lòng Sài Gòn (11/07/2016)
▪ Đẩy mạnh tuyên truyển phòng, chống HIV/AIDS trong sinh viên (06/07/2016)
▪ Đài Loan là nơi chấp nhận hôn nhân đồng tính đầu tiên ở châu Á? (05/07/2016)
▪ “Áo xanh nơ đỏ” và nỗ lực không mệt mỏi trên mặt trận phòng, chống HIV/AIDS (02/07/2016)
▪ Tổ ấm yêu thương dành cho trẻ nhiễm HIV tại Trung Quốc (30/06/2016)
▪ Chuyện về “phép nhiệm màu” của người phụ nữ Thái (29/06/2016)
▪ Quá khứ lầm lạc của nữ bị cáo nghiện ma túy, mua bán người (25/06/2016)
▪ Cùng việc thiện thay đổi cuộc đời (24/06/2016)
▪ Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS-Góc nhìn người trong cuộc (22/06/2016)