Không được chấp nhận vì là người đồng tính
Nhiều trường hợp MSM (nam giới có quan hệ đồng tính) cho biết, khi mắc bệnh qua đường tình dục họ ngại phảivào bệnh viện vì lỡ gặp người quen.Đặc biệt, một số nhân viên y tế có thái độ không thân thiện, nói những lời thiếu tế nhị khiến MSM không muốn chữa bệnh.Nhiều người vì xấu hổ, mặc cảm nên tự mua thuốc về điều trị, khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn.
![]() |
Nhóm G3VN -Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Trao đổi với các thành viên thuộc cộng đồng LGBT, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản ánh về vấn đề này thông qua câu chuyện đi khám chữa bệnh của họ. Anh Phạm Hồng Sơn -Trưởng nhóm G3VN, một CBO ra đời và phát triển gắn liền với nhu cầu của đối tượng có hành vi quan hệ đồng tính nam (MSM) và chuyển giới (TG), cho biết xã hội vẫn còn kỳ thị cộng đồng LGBT. Thành phố Hồ Chí Minh rộng lớn đến vậy,cũng chỉ có vài cơ sở y tế sẵng sàng khám và chữa bệnh cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Mới đây, tổ chức G3VN tiếp nhận 1 khách hàng bị dương tính với HIV tên Q. Bạn Q bị áp xe và hậu mônra rất nhiều mủ, nếu không được phẫu thuật ngay sẽ dẫn đến biến chứng và có nguy cơ tử vong. Với nỗ lực không ngừng, các thành viên G3VN phải chạy vạynhờ sự giúp sức của mộtsố bác sỹ, tuy nhiên chỉ nhận được những cái lắc đầu.Nhóm anh phải đi nhờ vả khắp nơi, cuối cùng, cũng có 1 vị bác sỹđồng ý tiếp nhận mổ cho bệnh nhân có H này.Anh cũng từng chứng kiến, trong quá trình tư vấn một số bác sĩ vẫn cócó thái độ miệt thị MSM và cố tình đùn đẩy sang cơ sở khác.
Tên và người khác nhau, không được khám
Không chỉ gặp phải những tình huống trớ trêu như khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, không được lên máy bay dù có người bảo lãnh, đi thuê nhà, chứng minh thư lâu hơn người khác… Người chuyển giới còn gặp khó khăn rất lớn khi đi khám chữa bệnh.
![]() |
Jessica-Ảnh:Nhân vật cung cấp |
Jessica tên thật là Nguyễn Hữu Toàn (SN 1987), hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn cho biết, chị đã “phải chịu đựng bao đau đớn, nước mắt và cả máu” để theo đuổi ước mơ “được làm con gái”.Trò chuyện với chúng tôi, chị cho biết sau phẫu thuậtbản thân chị đã phải chịu đựng vô vàn kỳ thị, bức xúc nhất là kỳ thị y tế.
Chị từng đi khám bệnh, chị có thẻ bảo hiểm y tế nhưng người ta không đồng ý khám cho chị vì tên và người ở ngoài khác nhau nhiều quá.Bí quá, chị đưa chứng minh thư ra nhưng cũng không được chấp nhận. Chị cũng tâm sự thêm, một người bạn chị tên L đi Thái phẫu thuật chuyển giới về bị ra máu, đi bệnh viện khám bác sĩ nhất quyết không nhận và không biết phải khám cho người chuyển giới thế nào.Còn nhiều trường hợp khác chị không tiện kể.
Chị cho hay, bản thân mình từng là Tiếp cận viên tham gia hỗ trợ kết nối các bạn MSM - chuyển giới trẻ đến các nhóm tự lực và các phòng khám ngoại trú để được tư vấn và xét nghiệm HIV.Chị nhớ lại, một lần một bạn chuyển giới muốn đi khám sức khỏe nhưng đến viện thì không được chấp nhận.Mọi người đều rất lo lắng, cuối cùng, chị phải nhờ người quen bạn chị mới được khám bệnh.
Bác sĩ luôn miệng chê bê đê
Phạm Đắc Huỳnh Anh (tên thường gọi là Danny, chủ quán No Stress Café dành riêng cho cộng đồng LGBT) cho biết, bản thân anh cũng từng nhiều lần bị kỳ thị.Một lần, Dannybị thương, được mẹ dẫn đi khâu vết thương, mấy chị y tá cứ kê miệng vào tainhau, nhìn anh rồi xì xầm kiểu như đang hỏi nhau mình là con trai hay con gái. Vốn gặp nhiều trường hợp như vậy nên anh chỉ biết im lặng.
Lần khác, Danny đưa bạn đi khám bệnh chứng kiến tình huống một bác sĩ có thái độ thiếu tôn trọng gần như là khinh miệt bạn chuyển giới (trans) ra mặt.Vị bác sĩ vừa liếc nhìn hồ sơ rồi luôn miệng chê bê đê này nọ. Lúc đó, mặc dù nhiều bệnh nhân tò mò nhìn chằm chằm vàobạn transnhưng vị bác sĩ đã“lên lớp”giảng cho bạn Trans một tràng. Theo lời vị bác sĩ thì:“con trai phải ra con trai, chuyển giới là đi ngược với tự nhiên”.Bạn trans đau đớn cúi đầu trong im lặng, và chịu đựng (vì sợ nếu cãi thì không khám được). Lúc đó, Danny rất bất ngờvới cách cư xử của vị bác sĩ, bực mình nhưng không dám cãi, đành phải bỏ đi chỗ khác. Anh cho hay thà bị từ chối, bị kê chênh lệch phí chứ bị "làm nhục" kiểu đó thì ám ảnh luôn việc đi khám bệnh ấy chứ.
Phòng khám riêng cho người đồng tính
Anh Phạm Hồng Sơn chia sẻ, anh và tổ chức của anh 100% là người đồng tính nam.Anh hy vọng sẽ trong tương lai người đồng tính ở Việt Nam sẽ được tiếp cận với các cơ sở y tế chất lượng tốt, bình đẳng như bao người bình thường khác. Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ không có lời nói hay thái độ kỳ thị cộng đồng LGBT nữa.
Đồng quan điểm đó, Jessica hy vọng sắp tới, sẽ có những "lối mở" về công tác chăm sóc sức khỏetốt cho người chuyển giới, tạo điều kiện để các bạn sống tốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Anh Danny chia sẻ: “tôi hi vọng là các cán bộ ngành y có tư tưởng đón nhận giới tính thứ 3 tụi mình chứ đừng kiểu nhìn ngó, rồi xì xầm hoặc kiểu giảng đạo như vị bác sĩtrên. Nhiều bạn trans hiện nay có nhu cầu sử dụng hoóc môn để trở nênnữ tính hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Có nhiều bạn phẫu thuật để chuyển đổi giới tính và dĩ nhiên họ rất cần những phòng khám chuyên khoa hoặc những trung tâm chuyên tư vấn các vấn đề dành riêng cho người chuyển giới.Mình mong ngành y tế Việt Nam sẽ có nhưng trung tâm dành riêng cho tụi mình”.
Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy cộng đồng LGBT đềumong muốn có mô hình phòng khám thân thiện, để được chăm sóc y tế bình đẳng như mọi người, tránh được bệnh tật và nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
▪ Xã hội đã “văn minh” hơn với người có giới tính thứ 3 (12/05/2016)
▪ Mô hình Đội tình nguyện giúp đỡ người sau cai hòa nhập cộng đồng (10/05/2016)
▪ Đường hoàn lương gập ghềnh của chàng trai hai lần vào tù ra tội (09/05/2016)
▪ Tấm lòng với người sau cai nghiện (06/05/2016)
▪ Nỗi đau ở nơi “cơn bão HIV” đi qua (05/05/2016)
▪ Con đường hoàn lương của những đứa trẻ tuổi trăng rằm (04/05/2016)
▪ Người đội trưởng giỏi đánh án (03/05/2016)
▪ Từ nô lệ “nàng tiên nâu” trở thành “thủ lĩnh” (29/04/2016)
▪ Lễ cưới ấm áp của hai người phụ nữ ở Sài Gòn (27/04/2016)
▪ Bước ngoặt lớn trong việc thực hiện bình đẳng giới (26/04/2016)