Với mức này, 60% thí sinh (TS) dự thi ĐH chính thức hết cơ hội vào ĐH. Đây là mức điểm sàn quy định đối với HSPT-KV3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Đối với CĐ, điểm sàn thấp hơn 3 điểm tương ứng với từng khối thi.
Như vậy so với năm 2004, điểm sàn tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay không quá đột biến, chỉ có một chút khác biệt: năm 2004, điểm sàn của khối A và D là 14, khối B và C là 15 điểm.
Năm nay, do kết quả bài thi các khối A và B khá cao (tổng điểm bài thi ba môn từ 15 trở lên ở khối A là 36%, khối B là 37%) nên nhiều trường đã xây dựng phương án tuyển 100% theo nguyện vọng (NV) 1.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay có 55 trường ĐH-CĐ không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ NV2, NV3 với khoảng 60.000 chỉ tiêu. Ngoài ra, còn hàng nghìn chỉ tiêu khác của các trường dân lập có tổ chức thi nhưng chỉ tuyển được số TS cực kỳ hạn chế từ NV1.
Được biết, tổng chỉ tiêu tuyển mới vào các trường thi theo đề chung của Bộ là 136.200. Trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh khối A là 83.000, khối B: 16.000, khối C: 14.000, khối D1: 21.000, khối D2: trên 400 chỉ tiêu, khối D3: 1.300 chỉ tiêu và khối D4 là 500 chỉ tiêu.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số thành viên Hội đồng điểm sàn cho biết cũng chưa thấy thật sự hài lòng vì mức điểm sàn đã được lựa chọn thật sự hợp lý nhưng dù sao đó cũng là phương án khả dĩ nhất.
Đồng thời, trong công văn hỏa tốc 7051 do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long ký, vừa phát đi sáng nay cho biết, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường ĐH có dự kiến điểm trúng tuyển đợt 1 dưới 20 điểm cần dành khoảng 15% đến 20% chỉ tiêu để xét tuyển đợt 2 và đợt 3 để tuyển được nhiều TS đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005 nhằm tăng chất lượng đầu vào.
Công văn hỏa tốc gửi các trường sáng nay còn nêu: Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số và các trường đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên, Tây Bắc được xác định điểm trúng tuyển theo quy định tại điều 33 trong quy chế tuyển sinh.
Nghĩa là công văn này đề nghị, có thể linh hoạt vận dụng mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 2 điểm; điểm chênh lệch khu vực lớn hơn 0,5 nhưng không quá 2 điểm.
Ngay sau khi Hội đồng xác định điểm sàn công bố mức sàn xét tuyển ĐH, CĐ chính thức năm 2005, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online, ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng vụ ĐH & sau ĐH cho biết với mức điểm sàn là 15, khối A có 151.735 TS đủ điều kiện tham gia xét tuyển, đạt tỉ lệ 198% so với chỉ tiêu tuyển mới. Con số này ở khối B là 49.701, đạt tới 323% so với chỉ tiêu tuyển mới, một tỉ lệ cao nhất trong cả bốn khối thi.
Đối với mức sàn 14 của khối C và D, khối C có 33.808 TS đủ điều kiện tham gia xét tuyển, đạt 295% so với chỉ tiêu tuyển mới. Khối D (bao gồm cả D1, 2, 3, 4) có 34.007 TS đủ điều kiện tham gia xét tuyển, đạt tỉ lệ 175% so với chỉ tiêu tuyển mới, thấp nhất trong cả bốn khối thi.
Theo ông Khôi, Ban Chỉ đạo tuyển sinh đánh giá với số lượng TS đủ điều kiện tham gia xét tuyển của từng khối thi kể trên, có thể đảm bảo đủ nguồn tuyển cho các trường ĐH còn chỉ tiêu xét tuyển NV2, NV3.
THANH HÀ - QUỐC DŨNG
▪ Giao lưu trực tuyến tuyển sinh: Điểm chuẩn bao nhiêu? (12/08/2005)
▪ Phải dành 15 - 20% chỉ tiêu xét NV2, 3 (12/08/2005)
▪ Bộ “ra tay”, thí sinh có thêm hy vọng (11/08/2005)
▪ Cần chấm dứt thi môn thay thế tiếng nước ngoài (11/08/2005)
▪ Học bổng ngành quản trị tại ĐH Aston, Anh (11/08/2005)
▪ Học bổng sau đại học ngành CNTT tại ĐH Glamorgan, Anh (11/08/2005)
▪ Tuyển sinh 2005: Điêu đứng đại học vùng! (12/08/2005)
▪ TP.HCM: 31 đề tài dự thi thiết bị dạy nghề tự làm (12/08/2005)
▪ "Con tôi đang chịu sức ép từng ngày..." (11/08/2005)
▪ Thi viết truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa (11/08/2005)