TT - “Những em nào có bài được đăng trên báo sẽ được cộng thêm điểm vào bài thi”. Thầy giáo dạy môn báo in của tôi đã nói như vậy khi chúng tôi hỏi đến chuyện thi cử. Tôi thật sự giật mình vì ngẫm lại từ trước tới giờ chưa có một bài báo nào được đăng.
Lâu nay tất bật chuyện học rồi tham gia các hoạt động... khiến tôi quên bẵng chuyện viết báo. Đến khi cầm bút lên viết thì không biết phải viết thế nào vì từ trước tới giờ chỉ quen viết văn lại chưa được học qua một môn chuyên ngành nào dạy về... cách viết báo.
Tình cờ lên thư viện gặp mấy đứa bạn đang ngồi tán gẫu, tôi cũng nhập cuộc và câu chuyện của chúng tôi xoay quanh câu hỏi: “Làm thế nào để viết được một bài báo hay?”. Trong nhóm ngồi nói chuyện có một người bạn học cùng lớp nhưng đã là cộng tác viên của một tờ báo lớn trong thành phố.
Cô bạn đó kể thật nhiều về những kinh nghiệm đã thu gom được trong hơn một năm đi làm báo, bắt đầu từ lần đầu tiên gửi bài đến việc đi lấy thông tin như thế nào rồi đi phỏng vấn ra sao… và cả những lần tức anh ách vì bị gác bài mặc dù đã bỏ ra bao nhiêu công sức đi thực tế...
Tôi ngồi nghe mà cảm thấy choáng, bạn ấy năng động và giỏi giang quá! Tự nhiên tôi thấy mình hình như không phải là sinh viên báo chí, tôi quá thụ động, quá ỷ lại vào thầy cô, vào “cái sự không biết” của mình.
Có lẽ từ ngày mai tôi cũng sẽ nỗ lực, xăng xái tham gia viết bài cho các báo, cho dù những lần đầu có thể sẽ bị gác bài không ít. Tôi phải chứng minh được rằng: tôi là sinh viên báo chí.
NGUYÊN TRINH
▪ Phải dạy làm người (08/01/2006)
▪ Cơ hội học bổng trường ĐH Liverpool John Moores (Anh) (06/01/2006)
▪ Những quy định lạ lùng (06/01/2006)
▪ Thanh tra các cơ sở ngoại ngữ có yếu tố nước ngòai (06/01/2006)
▪ Tin học nhà trường: Chưa phát huy vai trò của máy và mạng (06/01/2006)
▪ Nhiều đại học lúng túng với dự thảo quy chế sau ĐH (04/01/2006)
▪ Không được (06/01/2006)
▪ "Người có chức tước thích dạy sau ĐH..." (04/01/2006)
▪ ĐH khoa học ứng dụng Pforzheim tổ chức hội thảo (05/01/2006)
▪ "VN sẽ có ĐH đẳng cấp quốc tế trong 10 năm" (05/01/2006)