(VietNamNet) - "Chúng ta muốn làm gì và muốn trở thành người như thế nào? Tất cả chúng ta đều nên tự vấn mình với những câu hỏi khám phá bản thân như thế này. Câu trả lời có thể không dễ dàng nhưng có lẽ nó sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về chính mình". Ông Phạm Đức Trung Kiên, Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam tâm sự trong Lễ bế mạc Hội nghị thường niên của VEF năm 2005.
Tổng kết tình hình hoạt động của VEF, ông Kiên cho biết "Các NCS VEF đang học tập rất tốt tại trường. Chúng tôi vẫn chưa có thông tin về các NCS năm 2005 song các NCS năm 2003 và 2004, về mặt lý thuyết, đã làm rất tốt. Và đến mùa xuân này, hơn 1/3 trong số các bạn ở đây đã có kết quả học tập ở mức A. Một phần ba khác được B+. Chỉ có 3 người đang nỗ lực ở trường với mức trung bình C, và chúng tôi đang hợp tác với các cố vấn để giúp đỡ".
Hiện tại, VEF đã thoả thuận với rất nhiều trường ĐH lớn của Mỹ và 101 trường trong số đó đã ký thoả thuận với VEF về việc chào đón và đồng hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh của chương trình.
Liên minh này quan trọng không chỉ đối với VEF mà cả với Việt Nam. Hiện nay, VEF đang hợp tác với chính phủ Việt Nam để giúp thêm nhiều sinh viên Việt Nam có được học bổng vào các trường này theo các điều kiện hỗ trợ tương tự.
Thành quả của chương trình này đã được VEF thấy rõ: Trong năm học này, sắp xếp của Liên minh đã tiết kiệm cho VEF 1,6 triệu USD, tương đương với hơn 30% ngân sách 5 triệu USD hàng năm của VEF.
Cũng tại Hội nghị thường niên của VEF năm 2005, ông Kiên đã đề cập tới việc MOET, VEF và VASC đang thúc đẩy việc đưa học liệu mở vào Việt Nam và kêu gọi các NCS VEF học cách tự sử dụng học liệu mở và tìm ra phương pháp dạy chương trình đó.
"Chúng tôi đã bắt đầu với học liệu mở từ MIT và sẽ đưa vào thêm các nguồn tài nguyên và các trường đại học khác.
Nếu được thực thi tốt, tôi tin sáng kiến này sẽ làm thay đổi lớn giáo dục cao học ở Việt Nam. Chương trình này bắt đầu bằng sự tán thưởng của một số quan chức cấp cao của Việt Nam song cần phải có những thay đổi thực sự ở cấp cơ sở với các giảng viên và sinh viên đại học". Ông Phạm Đức Trung Kiên nói.
VEF và VASC đang bảo trợ cho một cổng dữ liệu mở, được gọi là VOICE (Vietnam Open International Courseware Education). Các bạn có thể vào cổng này tại địa chỉ www.voice.net.vn.
▪ Nghiên cứu sinh VEF là cầu nối tình hữu nghị Việt-Mỹ (02/01/2006)
▪ Học liệu mở: Không thể "cơm bưng nước rót" (31/12/2005)
▪ Tiêu chuẩn mới về người thầy (01/01/2006)
▪ Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam (01/01/2006)
▪ Hợp tác vì sự đổi mới và phát triển giáo dục (31/12/2005)
▪ Người dân mong chờ gì về giáo dục 2006? (01/01/2006)
▪ 11 cách giúp con bạn học tốt tiếng Anh ở nhà (02/01/2006)
▪ Đưa người qua mênh mông (30/12/2005)
▪ Thời khoá biểu "dạy sô" (30/12/2005)
▪ Trường đơn giới "đấu" với trường chung (30/12/2005)