Nhiều trường ĐH ở Trung Quốc chủ yếu dựa theo học hàm, học vị mà định chế độ trợ cấp, lương bổng. Do đó dẫn đến hiện tượng nhờ người khác viết luận án, mua luận án trên mạng hoặc sao chép công trình nghiên cứu của người khác.
Phiên tòa chấn động dư luận
Phó Giáo sư Thẩm làm việc tại Học viện Ngôn ngữ nước ngoài ở Thiên Tân. Tháng 4-2003, tác phẩm Cẩu thị tập của ông gồm 24 bài luận được xuất bản. Hai tháng sau, lấy danh nghĩa tác phẩm này là kết quả nghiên cứu khoa học, ông mang đi tham dự bình xét học hàm.
Lúc bấy giờ có người phát hiện trong tập Cẩu thị tập có một số bài sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố nhiều năm trước của giáo sư Đổng ở ĐH Sư phạm Thiên Tân, giáo sư Chu Bảo Châu ở ĐH Hà Nam và giáo sư Phong Giả ở Học viện Cảnh sát Giang Tô.
Hội Ngôn ngữ học Thiên Tân đã công khai đăng trên mạng bài phê phán phó giáo sư Thẩm sao chép luận án của người khác. Sự việc được đưa ra tòa. Tuy nhiên tòa án quận Hà Tây (Thiên Tân) lại cho rằng Hội Ngôn ngữ học Thiên Tân đã loan tin thất thiệt vì tòa có bằng chứng chứng minh phó giáo sư Thẩm có hợp tác với giáo sư Đổng hòan thành tác phẩm Cẩu thi tập.
Cuối cùng tòa phán quyết Hội Ngôn ngữ học Thiên Tân đã xúc phạm danh dự phó giáo sư Thẩm nên phải bồi thường tổn hại tinh thần 1000 nhân dân tệ (2 triệu đồng VN) và công khai xin lỗi phó giáo sư Thẩm trên mạng.
Sự kiện này đã gây chấn động trong giới học thuật Trung Quốc bởi theo giáo sư Mã Khánh Châu, Hội trưởng hội Ngôn ngữ học Thiên Tân, vụ án này đã mở ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm: người sao chép và người bị sao chép bắt tay với nhau.
Bọc lót cho nhau?
Quy định trợ cấp của ĐH Sư phạm Thiên Tân Giáo sư: 28.000 - 50.000 nhân dân tệ (56 - 100 triệu đồng VN). Phó giáo sư: 18.000 - 24.000 nhân dân tệ (36 - 54 triệu đồng VN). Giảng viên: 10.000 nhân dân tệ (20 triệu đồng VN). Trợ giảng: Vài ngàn nhân dân tệ. Giáo sư, phó giáo sư còn có địa vị xã hội, tiếng nói trên diễn đàn học thuật và có thể làm cố vấn cho các tổ chức đoàn thể, tham mưu cho các ban ngành của chính quyền. |
Giải thích tại sao trong tác phẩm Cẩu thị tập có nhiều bài viết giống y chang bài viết của người khác, phó giáo sư Thẩm trình bày 2 ý kiến:
- Trước đây, ông và giáo sư Đổng đã từng hợp tác với nhau. Chỉ sau thời gian năm 1994, vì ông ra nước ngòai giảng dạy và giáo sư Đổng cũng không còn làm công tác giáo dục nữa nên 2 người mới ngừng hợp tác.
- Một số bài viết của ông giống hệt bài của giáo sư Chu Bảo Châu là do trong thời gian ông ở nước ngòai, vợ ông lo việc in ấn nên đã có sự nhầm lẫn.
Cùng lúc ấy giáo sư Đổng đã lên tiếng bênh vực cho phó giáo sư Thẩm rằng hai người là bạn học và đã từng hợp tác rất nhiều lần. Do vậy đây là thành quả lao động chung của hai người chứ không phải phó giáo sư Thẩm đạo văn của ông.
Với tư cách là người hướng dẫn cho giáo sư Đổng trước đây, giáo sư Ngô Vân đã lên tiếng khẳng định phó giáo sư Thẩm và giáo sư Đổng không hề quen biết nhau nên không thể có chuyện hợp tác ở đây.
Hội Ngôn ngữ học Thiên Tân đã không đồng tình với kết quả xét xử của tòa và tiếp tục kháng án. Trong khi đó, giáo sư Châu cũng làm đơn kiện phó giáo sư Thẩm đã đạo văn của ông. Vụ án này đang được tòa thụ lý.
Vé vào quan lộ
Nhiều cán bộ muốn thăng tiến nhưng văn bằng như "con hổ chặn đường" trên đường hoạn lộ. Từ đó nảy sinh hiện tượng mua bằng giả. học giả để lấy bằng thật hoặc lợi dụng chức quyền câu kết với các giáo sư đại học. Đã từng có một giáo sư khoe rằng ông chỉ nhận đỡ đầu nghiên cứu sinh là quan chức cấp cục trở lên hoặc những cô gái đẹp.
Một giáo sư giấu tên kể: một vị giám đốc Sở ở Thẩm Quyến vào trường ông học cao học. Dù vị này chưa tốt nghiệp nhưng trường vẫn phải chấp nhận phong học hàm giáo sư bởi tay giám đốc này đã duyệt cho trường một hạng mục với kinh phí năm triệu nhân dân tệ (10 tỷ đồng VN). Thậm chí có quan chức đặt thẳng vấn đề mua một văn bằng với giá 20 vạn nhân dân tệ (380 triệu đồng VN). Các giáo sư không đồng ý đã bị quan chức nọ mắng mỏ sao tư tưởng bảo thủ thế?
▪ Giải nhất sáng tạo thanh thiếu niên là sản phẩm copy? (17/10/2005)
▪ Học bổng thạc sĩ tại Thái Lan năm 2006 (16/10/2005)
▪ Language Link Việt Nam đạt chứng chỉ ISO (15/10/2005)
▪ Hong Kong mở cửa thu hút nhân tài (15/10/2005)
▪ Một thí sinh bị “nhầm điểm” từ 19,5 lên 26,5? (14/10/2005)
▪ Điểm thưởng học sinh giỏi: Giám đốc Sở nói gì? (14/10/2005)
▪ Học một trường được cấp 2 bằng (14/10/2005)
▪ VN cần áp dụng khoa học về đo lường trong giáo dục (15/10/2005)
▪ Bỏ điểm thưởng từ kỳ thi ĐH-CĐ 2006? (14/10/2005)
▪ 100 SV xuất sắc nhận học bổng Toyota (13/10/2005)