"Chúng mình cùng gọi điện về Việt Nam. Có đứa bật khóc khi nghe giọng nói của mẹ. Nhìn bạn khóc, mình cũng không kìm được nước mắt” - Anh Tuấn - sinh viên du học ở Nga chia sẻ.
Ẩn sau những nụ cười là những giọt nước mắt nhớ nhà |
Nhớ về Tết Việt
Với mỗi du học sinh xa xứ, không ai có thể quên được cái Tết cổ truyền của Việt Nam. Thu Hương (SVVN ở Pháp) bùi ngùi: “Tết ở nhà, nghĩa là dưa hành, bánh chưng, hoa đào… Với chúng mình, Tết là dịp SV gặp mặt, trò chuyện, hỏi han, làm quen và cùng chia sẻ với nhau nỗi nhớ nhà, nhớ quê”. Hương cho biết, với những tân SV xa nhà năm đầu tiên, Tết là thời điểm khó khăn nhất. Những cô cậu học trò vừa rời gấu áo mẹ cha, ôm nhau khóc rưng rức.
Phan Anh Tuấn (SV trường ĐH Kỹ thuật Điện Saint-Petersburg, Nga) thì không thể quên được cái cảm giác nao nao khi đón giao thừa ở xứ người. “Ai cũng buồn và nhớ nhà, hầu như tất cả phòng mình đều muốn khóc. Mọi người lặng đi khi đồng hồ chỉ đến thời khắc giao thừa. Lúc đó cái cảm giác nhớ gia đình, nhớ về Tết ùa về trong tim mọi người.Chúng mình cùng gọi điện về Việt Nam. Có đứa bật khóc khi nghe giọng nói của mẹ. Nhìn bạn khóc, dù mình là đứa cứng rắn nhưng lúc đó cũng không kìm được nước mắt”.
Du học sinh Việt trên đất Canada |
Còn Thùy Nhân (SV trường ĐH Shefield, Anh) cho biết, có khoảng 20 SVVN ở trường này cùng nhau đón Tết. “Vì bận việc học, thi cử nên chúng mình không có thời gian chuẩn bị nhiều, chỉ là ăn uống cùng nhau. Chúng mình cũng chuẩn bị mâm hoa quả, rượu và các món ăn kiểu Việt Nam. Các em năm nhất còn săn lùng được loại cây có hoa giống hoa mai, đem về đặt trong phòng, treo thiệp chúc Tết lên, nên không khí ấm cúng như ở quê nhà.
Đêm giao thừa, chúng mình sẽ mở internet xem truyền hình trực tiếp của VTV. Đúng giờ ở Việt Nam bắn pháo hoa thì bên này, chúng mình khui rượu, giật pháo nổ, xem các hình ảnh trực tiếp từ Hà Nội, Sài Gòn… và lắng nghe chủ tịch nước chúc Tết.
Xa nhà vào những ngày Tết buồn lắm. Mình lại nhớ không khí rộn ràng của phố phường, cái ấm cúng ở nhà. Năm nào cũng vậy, dù nhà trọ nhưng mỗi nhà, bọn mình đều dọn dẹp, làm mâm cơm tất niên riêng ở nhà theo đúng phong tục”, Nhân chia sẻ.
Tết muộn ở Pháp
Sinh viên Việt đón Tết tại Anh
“Những ngày giáp Tết, SV ở Pháp vẫn còn mài đũng quần trên giảng đường, tất bật với những môn thi cuối cùng của học kỳ một. Nhiều lúc sắp đến giao thừa vẫn không nhớ ra hôm đó là ngày Tết", Thu Hương (SV trường ĐH Kinh tế Quản lý Giao thông ngành Hàng không, Maccey, Pháp) tâm sự.
Ở những thành phố đông SVVN, Hội SV thường đứng ra tổ chức Tết, nhưng không bao giờ tổ chức đúng vào ngày 30. Có năm tận mồng 10 âm lịch mới được tổ chức Tết.
Bữa cơm tất niên vào một ngày đẹp trời của năm mới được bày biện khá chu đáo. Cũng bánh chưng, nem rán, giò chả, canh măng … Chỉ khác là tất cả những món ăn Việt Nam đều được ăn bằng thìa, dĩa chứ không phải bằng đũa.
Tết Việt ở xứ người không rộn ràng với nhạc xuân, không ấm áp với hương trầm, không ngọt ngào, êm ái với hương bưởi, hương đào, hương mai, hương đất, hương trời. Tuy nhiên, ở Pháp, các SVVN khoái nhất là được đốt pháo, những băng pháo chuột dài ngoằng được treo trên cây thông trước cửa. “Ở đây, chúng mình chỉ cần cử người ra quận, xin giấy phép là đốt pháo vô tư. Cảnh sát được báo trước và họ không kéo xe cứu hoả rú còi ầm ĩ đến”, Hương kể.
Ấm áp Tết Việt trên đất Nga
28 Tết, bọn mình thuê một căn nhà riêng ở vùng ngoại ô Saint-Petersburg. Ngôi nhà có đầy đủ tiện nghi, cả bể bơi, phòng tắm hơi. Ở đó bọn mình cùng nhau nấu ăn, chuẩn bị mọi thứ để tất cả mọi người có một bữa ăn thật đầm ấm và vui vẻ. Ăn xong tất cả tham gia các trò chơi, quây quần bên nhau hát hò, kể chuyện. Rồi bọn mình đi ăn chung với các bạn SV trong ký túc.
Đêm 30 Tết, chúng mình sẽ làm một mâm cỗ để cúng giao thừa với đủ bánh chưng, xôi, gà, giò thủ. Đón giao thừa xong, chúng mình đi chúc Tết từng phòng trong cùng ký túc. Bọn mình sẽ đi bộ từ tầng hai lên đến tận tầng 13, vừa đi vừa hát các bài truyền thống của Việt Nam. Ngày mồng một, mồng hai, mồng ba, bọn mình đi chúc Tết bạn bè ở trong cùng thành phố Saint-Petersburg. Mình cũng không ngờ lại được đón một cái Tết vui vẻ và đầm ấm như vậy ở đất khách quê người”, Tuấn chia sẻ.
Theo Zing
▪ Đại sứ Canada Dianna Horton: Ưu tiên phát triển hợp tác giáo dục (21/01/2009)
▪ 3 “kiều nữ” của Sao Tháng Giêng (20/01/2009)
▪ Bộ trưởng của những lời kêu gọi (20/01/2009)
▪ SV nước ngoài mê tiếng Việt (20/01/2009)
▪ SVVN thừa khả năng vào các trường lớn của Mỹ (20/01/2009)
▪ “Tiền thưởng Tết không mua nổi một ký thịt bò!” (19/01/2009)
▪ Người thân đưa thi hài sinh viên Bình về quê (19/01/2009)
▪ Lệ phí tuyển sinh 2009: Trường muốn tăng, Bộ không đồng ý (17/01/2009)
▪ Tuyển sinh ĐH, CĐ 2009: Vừa điểm sàn, vừa điểm tối thiểu? (17/01/2009)
▪ Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009: Thí sinh có 6 cơ hội vào ĐH-CĐ (17/01/2009)