Tập đoàn Dầu khí có trên 40% doanh thu ngoài dầu khí (Ảnh: ST). |
Thực tiễn “không đơn giản” trong hoạt động của tập đoàn hiện nay đã “phản chiếu” rất rõ nét trong hội thảo về Nghị định “Hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước” diễn ra ngày 12/8. “Mắc” từ tên gọi Dự thảo Nghị định qui định, không được đặt tên là “tập đoàn”, “tập đoàn kinh tế” hoặc bất kì tên gọi nào với tiền tố là tập đoàn đối với bất kì doanh nghiệp nào trong tập đoàn kinh tế. Lí giải về điều này, đại diện ban soạn thảo cho rằng, qui định như vậy là nhằm phù hợp với các qui định về đặt tên trong Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên có nhiều ý kiến lại chưa “thông”. Công ty mẹ của tập đoàn là doanh nghiệp giữ vai trò ảnh hưởng hoặc chi phối đối với các doanh nghiệp khác và đối với các liên kết trong tập đoàn kinh tế. Cty mẹ có thể là Cty cổ phần, Cty trách nhiệm hữu hạn hoặc Cty nhà nước (đối với trường hợp chưa chuyển đổi). (Trích dự thảo). Trước đó, trong buổi làm việc của Thủ tướng, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí cũng đã bộc lộ quan điểm tương tự cấp dưới của mình. Ông Thanh cho rằng, nếu phải đổi tên thành “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty cổ phần” thì ngay cả trong trường hợp sử dụng chữ tập đoàn ở phía sau cũng khiến các đơn vị phải xây dựng lại thương hiệu, trong khi “thương hiệu là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp”. Ông Trần Kim Hào, Phó Chủ nhiệm thường trực CLB Doanh nghiệp nhà nước cũng cho rằng, tập đoàn kinh tế nhà nước phải khác với công ty mẹ. Hơn nữa, đã là Nghị định về tập đoàn thì phải có tên gọi tập đoàn và phải có bộ máy của tập đoàn. Đầu tư bên ngoài mới… nhiều lãi Nhưng “vấp” nhất phải kể đến vấn đề đầu tư của tập đoàn. Theo ông Lê Xuân Vệ, tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là đúng, nhưng với doanh nghiệp quan trọng là… hiệu quả. Ông Vệ nêu dẫn chứng, trên 40% doanh thu tại tập đoàn của ông là từ các lĩnh vực ngoài dầu khí. “Cần cân nhắc kĩ càng, không phải cứ tập trung đầu tư vào ngành nghề chính", ông Vệ nêu chính kiến. Trước đó, ông Đinh La Thăng cũng cho biết, Công ty cổ phần Tài chính dầu khí, vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng, sau vài tháng thành lập, giá trị tăng gấp đôi. “Tại sao tập đoàn không được đầu tư vào những lĩnh vực pháp luật không cấm. Cái gì có lợi thì nên làm chứ”, ông Thăng nhấn mạnh. Với việc qui định ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề kinh doanh liên quan, ông Lê Xuân Vệ cho rằng, viết ra thì dễ, xác định lại… khó. Chẳng hạn, với tập đoàn dầu khí, sản phẩm chính là dầu khí, nhưng lại được Thủ tướng giao sản xuất điện từ khí, vậy điện là chính hay phụ? Đại diện khác của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam lại cho rằng, tập đoàn kinh tế đang bị chệch hướng do kinh doanh đa ngành nên việc ban hành Nghị định này là nhằm nắn lại. Tuy nhiên, ban soạn thảo lại chưa tính tới việc sơ kết để có bức tranh toàn cảnh từ đó đưa ra những yêu cầu khả thi hơn. Về việc thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, ông Lê Xuân Vệ cho rằng, không khả thi. “Các bộ ngoài chức năng quản lý nhà nước còn được giao các quyền chủ sở hữu, nhưng hình như bộ lo việc thực hiện quyền chủ sở hữu còn chăm hơn vai trò quản lý nhà nước", ông Vệ phân tích. Từ đó, ông đề xuất, ngoài quyền chủ sở hữu nhà nước của Thủ tướng nên giao cho Hội đồng quản trị tại các tập đoàn, với lĩ lẽ, thành viên HĐQT cũng là những “quan chức” của nhà nước. Tuy nhiên, ý kiến này của ông Vệ đã không nhận được sự đồng tình của ông Phạm Tuấn Anh (Ban chỉ đạo đổi mới DN, VP Chính phủ). “Ngân sách nhà nước nằm trong tay những người có cương vị, nhưng Quốc hội vẫn phải giám sát. Không thể chỉ giao quyền chủ sở hữu nhà nước HĐQT mà phải có bộ máy, cơ chế giám sát”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh. Theo ông Tuấn, nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng, vừa đá bóng, vừa thổi còi. Cấn Cường
Ông Lê Xuân Vệ, Trưởng ban tổ chức nhân sự Tập đoàn Dầu khí cho rằng, từ khi ra quyết định thành lập các tập đoàn đã sử dụng tên gọi tập đoàn nay xoá chữ tập đoàn thì cần cân nhắc kĩ. Theo ông Vệ, trong trường hợp nghĩ ra được tên gì đó hay hơn tập đoàn thì mới nên xoá tên gọi này.
▪ Cà phê Việt đối mặt thách thức mới (13/08/2008)
▪ “Phát triển du lịch Khu vực tam giác phát triển” (09/08/2008)
▪ Đồng loạt "ra quân" thu mua lúa (09/08/2008)
▪ Giá muối tăng thêm (07/08/2008)
▪ VN đã có HDTV (07/08/2008)
▪ ADSL của Viettel: 100% chỉ tiêu vượt chuẩn (06/08/2008)
▪ Một tuần cắt điện 7 ngày (05/08/2008)
▪ Kiều hối năm nay có thể đạt 8 tỷ USD (05/08/2008)
▪ Mỹ cho nhập khẩu thanh long VN (02/08/2008)
▪ Vàng lại xuống, dầu đảo chiều tăng (02/08/2008)