"Đánh thức tiềm lực" An Khê Hà Đông Tiếng là "lên đời" thị xã từ mấy năm nay song cơ cấu kinh tế của An Khê (Gia Lai) vẫn nặng về nông nghiệp, vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN& PTNT) thị xã An Khê càng trở nên nổi bật khi đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp tại đây, đồng thời với cải thiện bộ mặt nông nghiệp-nông thôn vùng cửa ngõ Gia Lai này.
Đằng sau những con số này là hiệu ích nhãn tiền cho vùng kinh tế An Khê: Nếu đầu thập kỷ 90, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ với việc tập trung canh tác các cây trồng truyền thống (và nguồn giống cũng "truyền thống", cho năng suất thấp) như ngô, đậu, mía... thì trong giai đoạn chuyển đổi 15 năm qua, nguồn vốn từ ngân hàng đã thúc đẩy gia tăng nhanh chóng diện tích gieo trồng lên gấp nhiều lần và chất lượng cây trồng cũng được nâng cao đáng kể; cũng mía, cũng mì, cũng ngô, đậu... nhưng hàng loạt giống mới cho năng suất cao đã được đưa vào đồng đất An Khê, như Mía RO 07, mì K34, các giống ngô lai, rồi bò lai, heo hướng nạc... đã đưa sản phẩm nông nghiệp của An Khê ngày càng tiệm cận với sản phẩm hàng hoá, và ngày càng gắn kết với việc ra đời của nhiều nhà máy chế biến nông sản mọc lên tại đây. Một vài số liệu so sánh giữa hai thời điểm: Năm 1991, ngân hàng chỉ đầu tư cho 1.620 ha mía, 2.565 ha mì, chăn nuôi 22.630 con bò, 17.785 con heo, với tổng dư nợ chỉ đạt mức 2 tỷ đồng thì năm 2005, "đối tượng" đầu tư đã lên tới gần 3.000 ha mía, gần 2.340 ha mì, với tổng đàn gia súc tuy không tăng nhiều nhưng "lai" và "siêu nạc" đã tăng lên gấp gần chục lần, tổng dư nợ năm 2005 đến 157 tỷ đồng. Trong giai đoạn này đã có rất nhiều nông dân "đổi đời" nhờ nguồn vốn ngân hàng, tiêu biêu như ông Nguyễn Khương với trang trại tổng hợp ở xã Cửu An rộng 11,8ha, đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm, trong đó lợi nhuận đạt 60 triệu đồng/ năm. Hàng năm, nguồn vốn ngân hàng đầu tư trung hạn vào đây không dưới 40 triệu đồng. Hay ông Hồ Ngọc Khoa (cùng xã) canh tác gần 10 ha mía với mức vốn trung hạn được vay cũng chừng 40 triệu đồng/ năm, lợi nhuận cũng đạt vài chục triệu đồng/ năm... Sự gắn kết giữa ngân hàng với nông dân An Khê còn được ví dụ bằng hàng chục trang trại và hàng nghìn hộ nông dân khác. Thách thức của NHNN&PTNT An Khê trong thời gian tới, theo GĐ Phạm Thị Kim Hoa, là tuy vẫn chiếm gần 50% dư nợ cho vay trên toàn địa bàn nhưng sự ra đời của 6 chi nhánh ngân hàng khác đang tạo thế cạnh tranh mới, duy trì tỷ trọng dư nợ cao với mức nợ quá hạnn thấp như hiện nay là điều chẳng dễ dàng. "Nhưng tôi tin, quan hệ truyền thống, thuỷ chung của người nông dân An Khê với ngân hàng nông nghiệp sẽ là chỗ dựa cho sự phát triển của cả hai phía". |
▪ Thanh Hoá: Lần đầu tiên thanh toán điện tử liên kho bạc (06/05/2006)
▪ TPHCM: Đề nghị chấp thuận 2 đơn vị đầu mối nhập khẩu đường (06/05/2006)
▪ TPHCM: Công nhận thêm 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực (06/05/2006)
▪ Ngân hàng VN đầu tiên định giá tín nhiệm theo chuẩn quốc tế (06/05/2006)
▪ Phụ nữ và trẻ em nghèo - nạn nhân của vụ kiện giày da (06/05/2006)
▪ Những người biết... "tiêu tiền" (07/05/2006)
▪ TPHCM: Chuyển diện tích trồng lúa sang nuôi tôm sú (05/05/2006)
▪ Việt Nam gia nhập WTO: Từ 9 - 12.5, phiên đàm phán quyết định (06/05/2006)
▪ Phải giảm 10% chi phí xăng dầu (05/05/2006)
▪ Lưu lượng nước về hồ Hoà Bình đạt thấp (05/05/2006)