>> Hai “bí mật” của FED
>> FED tiếp tục bơm vốn vào thị trường
>> Cuộc chiến mới của FED
>> “Nỗi đau” trong “gia đình” FED
>> FED bắt tay vào cải tổ
>> Bên trong cuộc “cách mạng” của FED
Trước cuộc họp của FED, nhiều nhà quan sát và giới đầu tư đã kỳ vọng một động thái cắt giảm lãi suất do tình hình thị trường tài chính Mỹ đột ngột xấu đi với vụ phá sản của Lehman Brothers, vụ mua lại Merrill Lynch và nguy cơ đổ vỡ của AIG.
Tuy nhiên, trong tuyên bố cắt giảm lãi suất lần này, FED có đưa ra những dấu hiệu cho thấy có thể sẽ cắt giảm lãi suất USD trong tương lai gần. Ngân hàng trung ương này đã đề cập tới những khó khăn trên thị trường tài chính đang gia tăng, cũng như tình trạng thất nghiệp leo thang và tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại.
Đáng chú ý, trong tuyên bố lãi suất lần này, FED đã không “đả động” gì thêm tới các áp lực lạm phát.
|
Đáng chú ý, trong tuyên bố lãi suất lần này, FED đã không “đả động” gì thêm tới các áp lực lạm phát. Trong ảnh là Chủ tịch FED Ben Bernanke |
“Tình trạng thắt chặt tín dụng, sự điều chỉnh tiếp tục trên thị trường nhà đất, và tăng trưởng chậm lại đôi chút ở lĩnh vực xuất khẩu có khả năng sẽ gây áp lực đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ trong vài quý tới đây”, bản tuyên bố nhận định.
Giới phân tích dự báo, kinh tế Mỹ năm nay sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,2%, bằng chưa đầy phân nửa so với mức tăng trưởng của nửa đầu năm, do tiêu dùng - bộ phận cấu thành lớn nhất của kinh tế Mỹ - ngừng trệ trong quý 3 này.
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tháng trước, các hãng sản xuất ô tô ở Mỹ đã giảm sản lượng tới 12%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Sản lượng công nghiệp Mỹ trong tháng cũng giảm 1%, mạnh nhất trong gần 3 năm.
Hãng nghiên cứu RealtyTrac cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8 đã lên tới 6,1%, cao nhất trong 3 năm qua, và số vụ tịch biên nhà do chủ nhà không trả nổi nợ ngân hàng tiếp tục đạt mức kỷ lục.
Mặc dù không đáp ứng kỳ vọng của thị trường về việc hạ lãi suất USD, FED và Bộ Tài chính Mỹ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ thị trường tài chính nước này thông qua các khoản vay khổng lồ.
Hôm qua, FED tiếp tục bơm thêm 70 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng của Mỹ, sau khi đã bơm 70 tỷ USD trong ngày hôm kia. Đây là đợt tiếp vốn mạnh nhất vào thị trường kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Thêm vào đó, FED cũng cung cấp cho thị trường những khoản vay trực tiếp bằng tiền mặt và trái phiếu kho bạc.
“Hợp sức” với FED, các ngân hàng trung ương toàn cầu cũng đã bơm vào thị trường khoảng 210 tỷ USD trong hai ngày qua.
Tuy nhiên, trước nguy cơ sụp đổ của tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ là AIG, các ngân hàng tại Mỹ vẫn đẩy lãi suất cho vay ngắn hạn tăng vọt. Lãi suất cho vay qua đêm của các khoản vay USD đã tăng cao gấp đôi chỉ trong vòng 1 ngày, lên mức 6,44%, cao nhất từ năm 2001 tới nay.
Hiện các tổ chức tài chính ở Mỹ đang nắm giữ lượng chứng khoán phái sinh tín dụng do AIG phát hành lên tới 441 tỷ USD. Do đó, nếu AIG phá sản, thiệt hại đối với các tổ chức này là rất lớn.
Hiện đã có những thông tin cho biết, FED đang cân nhắc việc “thiết kế” một gói cho vay đối với AIG, còn các cơ quan chức năng khác đang tính tới chuyện tiếp quản tập đoàn này.
Theo số liệu của Bloomberg, tới thời điểm này, khủng hoảng tín dụng đã khiến ngành tài chính thế giới thiệt hại khoảng 515 tỷ USD. Và để “chữa bệnh”, ngành này đã phải huy động số tiền 362 tỷ USD.
Theo Mai Phương
▪ Kinh doanh xăng dầu: Tự chủ nhưng vẫn còn rào cản? (17/09/2008)
▪ Lập tổ giám sát liên bộ về giá xăng dầu (17/09/2008)
▪ Băn khoăn chất lượng xăng pha cồn (17/09/2008)
▪ Công khai 29 cây xăng móc túi khách hàng (16/09/2008)
▪ “Một mã số thuế cho cả cuộc đời” (16/09/2008)
▪ Cho vay BĐS: TP.HCM giảm mạnh, Hà Nội tăng nhẹ (16/09/2008)
▪ Không lo ngân hàng ngoại chiếm lĩnh thị trường (13/09/2008)
▪ Giá thuê văn phòng sẽ giảm mạnh (13/09/2008)
▪ Sàn vàng cạnh tranh quyết liệt (11/09/2008)
▪ Lại rắc rối chuyện mua căn hộ (11/09/2008)