![]() |
Sau Tết, giá nhiều mặt hàng sẽ biến động? |
Chị Hương, trưởng quầy thực phẩm tại siêu thị Coop Mart Đinh Tiên Hoàng, TPHCM, cho hay, những ngày này nhu cầu rau xanh đang ở mức cao. “Nguồn cung dồi dào, hơn nữa giá rau tại siêu thị ngang bằng, thậm chí thấp hơn với giá rau bán tại các chợ nên lượng người mua rau trong các siêu thị nhiều hơn tại các chợ”, chị Hương nhận định. Hiện giá một số loại thủy sản tươi sống có chiều hướng tăng. Chị Bình, chủ quán ăn bình dân tại chợ Chu Văn An, TPHCM, nói: “Do nguồn cung giảm nên giá một số loại cá biển, mực, tôm… tăng từ 3000-10.000 đồng một kg”.
Do giá cả không biến động lớn nên tại hầu hết các nhà hàng, quán ăn TP HCM sau Tết không xảy ra tình trạng “chặt chém” vô tội vạ như mọi năm. Anh Nguyễn Minh Nhật, một thực khách của Nhà hàng Cơm Niêu Sài Gòn nhận xét: “Giá cả có tăng nhẹ nhưng trong mức chấp nhận được vì…còn Tết mà”.
Vẫn còn “ăn theo” Tết
Tại chợ Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội, thịt lợn thăn và mông sấn hôm qua có giá từ 60.000-65.000 đ/kg tùy loại, thịt chân giò chỉ còn 55.000 đồng một kg, giá thịt bò thăn dao động từ 110.000-130.000 đồng một kg. Tuy nhiên, giá ở các chợ lại không thống nhất. Chị Phạm Mai Lan, nhà ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đến sáng 5/2, vẫn phải mua thịt bò thăn ở chợ Nghĩa Tân với giá 150.000 đ/kg., trong khi đó, giá loại thịt này ở chợ Kim Giang (Thanh Xuân- Hà Nội) đã giảm xuống còn 120.000 đồng một kg. Tình trạng lợi dụng “ăn theo” tăng giá trong dịp Tết này chỉ còn tại một số ít chợ.
Các chủ hàng cho biết, lượng tiêu thụ giảm so với cùng thời điểm mọi năm, đặc biệt là thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Chị Hoàng Thị Mai, chủ một sạp thịt lợn ở chợ Kim Liên nói: “Hàng đang rất ế ẩm, hai ngày nay tôi chỉ bán được khoảng hai chục kg một buổi chợ”. Thời điểm sau Tết này, do “chán” các loại thịt nên hải sản và rau được ưa chuộng hơn. Đối với mặt hàng rau xanh, do nguồn cung dồi dào nên cá biệt có một số loại rau như cải cúc còn rẻ hơn so với trước Tết, chỉ còn 1.000 đồng 3 mớ. Song, giá rau ở các chợ hiện cũng chênh lệch khá nhiều, như cà chua giá dao động từ 10.000–17.000 đồng một kg tùy từng chợ.
Tại các siêu thị, đa số các mặt hàng không tăng giá và không xảy ra hiện tượng “bắt chẹt” như ở các chợ cóc. Chị Phan Hồng Thủy, người mua hàng tại siêu thị Big C, Hà Nội, cho biết: “Từ Tết tới giờ, do ngoài chợ các chủ hàng tăng giá nên tôi chuyển vào mua trong siêu thị. Giá cả được niêm yết, nhiều loại hàng còn rẻ hơn rất nhiều so với ngoài chợ”.
Coi chừng giá tăng
Theo ông Phạm Văn Minh, giám đốc Công ty thực phẩm Phú An Sinh, giá thịt lợn đang tăng và có thể sẽ biến động khá mạnh trong thời gian tới do thông tin dịch bệnh heo đã làm giảm số lượng heo giống và ảnh hưởng đến sản lượng heo thịt sắp tới. Dự đoán giá sẽ tăng 10%.
Nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp dự báo, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, người dân có xu hướng tiếp tục thắt chặt chi tiêu, do vậy nếu giá thực phẩm không giảm thì khó mà tiêu thụ. Nắm bặt được tình hình này, nhiều doanh nghiệp đang tạo ra nguồn hàng giá rẻ.
▪ Giá vàng xuống 1,88 triệu đồng/chỉ, USD giảm 40 VND (07/02/2009)
▪ Chứng khoán "đã nhìn thấy dấu hiệu đi lên" (07/02/2009)
▪ Bù lãi suất: ngân hàng ngại trách nhiệm (07/02/2009)
▪ Vàng đứng giá, nhà đầu tư vẫn bán ra (07/02/2009)
▪ Nhiều chuyến bay của Jetstar Pacific bị hoãn vì sự cố (07/02/2009)
▪ Giãn thuế chứng khoán tới tháng 5 (07/02/2009)
▪ Đào muộn rung rinh chờ Rằm tháng Giêng (07/02/2009)
▪ Người dân đổ xô bán vàng (07/02/2009)
▪ Mất tiền oan vì tin nhắn trúng thưởng rởm dịp Tết (07/02/2009)
▪ Lãi suất huy động và cho vay giảm nhẹ (07/02/2009)