Tổng công ty than khoán sản phẩm cho các công ty con. |
"Một số tổng công ty hình thành công ty mẹ bằng cách gom văn phòng tổng công ty và một vài doanh nghiệp thành viên độc lập lớn, mà chưa tính đến tác dụng của nó", ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng Ban Đổi mới Doanh nghiệp nhận xét.
Ông Muôn lấy ví dụ trường hợp của Tổng công ty lương thực miền Nam để chỉ rõ những bất cập khi thực hiện chuyển đổi mô hình công ty mẹ - con theo cách trên. Đây chính là nguyên nhân hạn chế khả năng chi phối và tác dụng của công ty mẹ đối với công ty con.
Tại hội nghị tổng kết thí điểm mô hình công ty mẹ con sáng nay, Ban chỉ đạo Đổi mới Doanh nghiệp cũng chỉ ra một số công ty mẹ chưa đủ vốn điều lệ, tiềm lực tài chính yếu nhưng vẫn duy trì là công ty Nhà nước 100% nên khả năng chi
Sợi dây liên kết giữa các công ty con với công ty mẹ chủ yếu thông qua vốn. Các công ty con đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính với công ty mẹ và ký hợp đồng trách nhiệm với công ty mẹ để thực hiện các chỉ tiêu đó. Công ty mẹ chỉ quản lý các công ty con trên cương vị là chủ sở hữu vốn đầu tư vào công ty con. |
Tuy nhiên, trong số 52 doanh nghiệp thí điểm chuyển đổi, cũng có không ít trường hợp thành công. Các công ty con của Công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu VN (Constrexim) đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính với công ty mẹ và ký hợp đồng trách nhiệm với công ty mẹ để thực hiện các chỉ tiêu đó. Giám đốc các công ty con nếu hai năm liền không thực hiện được các chỉ tiêu đăng ký sẽ bị miễn nhiệm. Điều khác biệt so với mô hình Tổng công ty nhà nước là các công ty con hoàn toàn không nộp phí cho công ty mẹ, các công việc về kinh doanh (nếu có) làm với công ty mẹ đều thông qua các hợp đồng kinh tế bình đẳng giữa các bên. Công ty con có quyền từ chối hoặc thương lượng bình đẳng các hợp đồng với công ty mẹ.
Constrexim chỉ đạo quản lý công việc bằng hoạt động của Hội đồng giám đốc chứ không phải hội đồng quản trị. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, 3 tháng sinh hoạt 1 lần để hoạch định các định hướng chiến lược của đơn vị đồng thời điều tiết các hoạt động của toàn mô hình.
Tổng công ty Than VN từ năm 2005 cũng bãi bỏ chế độ thu phí quản lý cấp trên từ các doanh nghiệp thành viên. Tổng công chuyển toàn bộ mối quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp thành viên sang chế độ hợp đồng kinh tế. Các công ty sản xuất than trở thành nhà thầu khai thác thực hiện hợp đồng giao nhận thầu với tổng công ty.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong 5 năm tới sẽ tiếp tục chuyển đổi mô hình hoạt động mẹ - con đối với những tổng công ty có quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị thành viên trong cùng một tổng công ty. Phó thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh cơ chế hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê tổng giám đốc, giám đốc giỏi điều hành doanh nghiệp.
Phong Lan
▪ Tiền từ bất động sản 'chạy' sang cổ phiếu (22/09/2005)
▪ Giá dầu tăng hơn 4 USD do lo ngại cơn bão dữ (20/09/2005)
▪ Viettel Mobile mở đợt khuyến mãi quy mô lớn (20/09/2005)
▪ TPHCM: 1.920 tỉ đồng xây dựng trung tâm thương mại quốc tế (20/09/2005)
▪ Bột ngọt "tố" bột nêm (20/09/2005)
▪ Tin kinh tế ngày 20.9 (20/09/2005)
▪ Thưởng xuất khẩu 2004: Nên dành cho người lao động (20/09/2005)
▪ Không còn cảnh hạ giá tràn lan (20/09/2005)
▪ 217 tỉ đồng nằm... "phơi nắng" (20/09/2005)
▪ Bộ Tài chính đối thoại với DN: Khoảng cách quá lớn (20/09/2005)