Quota dệt may, chọn phương thức phân bổ nào? Năm nay, phương thức phân bổ hạn ngạch theo ký quỹ bảo lãnh và cấp visa tự động được áp dụng song song. Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Nhưng nếu chọn sai, doanh nghiệp sẽ phải trả giá. Ông Trần Đức Thanh, Trưởng ban phân bổ hạn ngạch dệt may đi Mỹ đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này. - Từ 2006 việc phân bổ quota dệt may đi Mỹ được thực hiện theo hai phương thức ký quỹ và cấp visa tự động. Xin ông cho biết hai phương thức này có lợi gì cho doanh nghiệp dệt may? - Từ năm ngoái, ký quỹ bảo lãnh và cấp visa tự động đã được sử dụng để điều hành phân bổ quota dệt may đi Hoa Kỳ nhưng cả hai được áp dụng không cùng lúc. Bắt đầu từ đầu năm nay đây là hai phương thức song song mà doanh nghiệp dệt may có thể lựa chọn. Ký quỹ bảo lãnh có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền để được quyền sử dụng một số cat. nào đó mà họ nghĩ sẽ cần trong tương lai trong khi đó visa tự động thì không cần, khi nào có đơn hàng thì xin. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không cần phải xin trước và không bị tốn tiền cho việc đó. Hai hình thức này sẽ bổ sung cho nhau một cách hiệu quả. Bằng chứng là tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong năm qua đã không bị giảm như mọi người lo ngại mà còn tăng, chính là nhờ áp dụng hai phương thức phân bổ hạn ngạch này. Việc ký quỹ bảo lãnh chỉ áp dụng cho doanh nghiệp đã có thành tích trong năm 2005 và được phân theo hai nhóm hạn ngạch, nóng và nguội. Đối với nhóm hạn ngạch nóng (nhóm 1) chỉ áp dụng đến tháng ba năm nay trong khi đó nhóm nguội (nhóm hai) có thể kéo dài đến hết năm giống như cấp visa tự động được áp dụng cho bất kỳ thương nhân nào cho dù có thành tích xuất khẩu trong năm ngoái hay không. Theo kế hoạch, 60% hạn ngạch được dành cho hình thức ký quỹ, điều đó có nghĩa doanh nghiệp chỉ có thể đăng ký tối đa 60% thành tích của họ mà thôi và 40% còn lại của tổng nguồn được dành cho cấp cho visa tự động. - Tuy nhiên, thưa ông, việc sử dụng hình thức ký quỹ hay visa tự động không đơn giản vì thực tế đã có nhiều doanh nghiệp bị phạt vì chọn chiến lược sai. Theo ông, doanh nghiệp nên làm gì để không bị thiếu nhưng không bị khê quota? - Đây là điều doanh nghiệp cần cân nhắc: ký quỹ hay visa tự động, vì lựa chọn sai doanh nghiệp sẽ phải trả giá cho điều đó. Ký quỹ giúp doanh nghiệp bảo đảm đơn hàng nhưng sẽ chôn vốn của doanh nghiệp trong một thời gian dài và thậm chí có thể mất nếu doanh nghiệp không thực hiện hết quota đăng ký. Vì vậy doanh nghiệp phải xem đơn hàng có chắc chắn hay không trước khi chọn hình thức ký quỹ, còn nếu câu trả lời là không thì nên sử dụng hình thức visa tự động. Hình thức visa cũng sẽ rất hiệu quả nếu đơn hàng giao ngay hoặc đơn hàng có thời hạn ngắn từ 3-4 tháng. Nguyên tắc cấp visa tự động là doanh nghiệp nào xin sớm sẽ được cấp trước. Tôi cho rằng doanh nghiệp nên tận dụng tối đa thời gian đầu năm đối với visa tự động còn ký quỹ nên dành cho đơn hàng có thời hạn lâu hơn nhưng cũng coi chừng nhiều doanh nghiệp khác đăng ký cùng loại hàng và có thể sẽ không còn cơ hội cho doanh nghiệp. Đối với cat. nóng thuộc nhóm 1, thời gian ký quỹ kéo dài đến hết tháng 3 vì vậy doanh nghiệp nên tranh thủ, nếu quá thời hạn nhóm này sẽ được chuyển hết sang hình thức visa tự động. Đây là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp dệt may. Song nếu ký quỹ bây giờ sẽ không có lợi về mặt sử dụng nguồn vốn đối với doanh nghiệp, do đó nên vào khoảng tháng ba bắt đầu là tốt nhất. - Việc ký quỹ sẽ được thực hiện như thế nào? Doanh nghiệp có được phép ký quỹ nhiều loại cat. cho cùng một chứng chỉ không, thưa ông? - Liên bộ đang xin phép Chính phủ về việc ký quỹ nhưng trong khi chờ đợi sự đồng ý của Chính phủ chúng tôi đã có hướng dẫn về việc này. Theo đó, doanh nghiệp có thể ký quỹ ở bất kỳ ngân hàng nào mà mình có giao dịch. Tiền ký quỹ sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của liên bộ, khoảng từ 10.000-15.000 đồng/tá đăng ký hoặc 200 đồng/m2 (đối với cat. 620). Đây là mức ký quỹ khá thấp so với Trung Quốc, chỉ tương đương với 1USD/tá hoặc chi phí cho việc cấp quota trước đây. Doanh nghiệp được phép ký quỹ cho nhiều loại cat. trên cùng một chứng chỉ nhưng theo tôi việc này sẽ khó khăn cho doanh nghiệp nhận lại tiền ký quỹ sau này. Theo qui định, khi doanh nghiệp thực hiện xong cat. nào thì sẽ được hoàn lại tiền ký quỹ đối với cat. đó. Nếu trên cùng một chứng chỉ ký quỹ nhiều loại cat. thì doanh nghiệp phải thực hiện hết các cat. mới được ngân hàng thanh toán, điều này cũng có nghĩa doanh nghiệp sẽ không được nhận lại tiền sớm. Một điều cần lưu ý là doanh nghiệp không được phép chuyển nhượng quota với nhau nhưng được phép ủy thác cho đơn vị khác thực hiện quota của mình. - Họ chỉ được tham gia vào hình thức cấp visa tự động mà thôi vì không có thành tích không thể phân bổ được. Điều này có vẻ hơi bất công nhưng không thể làm khác được vì ngay cả việc phân bổ cho doanh nghiệp có thành tích còn không hết thì làm sao cho doanh nghiệp mới. Tuy nhiên tôi nghĩ 40% quota được sử dụng cho hình thức cấp visa tự động cũng an ủi đối với họ rồi. |
▪ Khai trương Nhà máy Fujikin Việt Nam (21/02/2006)
▪ Ký hợp đồng hai gói thầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất (21/02/2006)
▪ Phát huy nội lực, nhưng phải thận trọng (21/02/2006)
▪ Việt Nam - Lào: Khai trương cửa khẩu chính Nam Giang (21/02/2006)
▪ Khởi động dự án "Hỗ trợ chương trình khu vực doanh nghiệp" (21/02/2006)
▪ Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam (21/02/2006)
▪ Nhập ôtô Trung Quốc giá rẻ: Cái giá phải trả sẽ không hề rẻ (21/02/2006)
▪ Ngồi trên... lửa (21/02/2006)
▪ Vẫn "đánh đu" với may rủi! (21/02/2006)
▪ Giá mía lên cao, nhiều hợp đồng bao tiêu bị phá vỡ (21/02/2006)