Thái quá, bất cập Tới nay, toàn vùng mới chỉ có 4/111 KCCN tập trung lấp đầy 100% diện tích - một tỉ lệ quá thấp. Mới đây, khi ngồi lại, lãnh đạo ngành công nghiệp các địa phương khu vực ĐBSCL đã phải tính tới việc thành lập hiệp hội các KCCN với mục đích: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tránh tình trạng cạnh tranh không cần thiết giữa các địa phương trong khu vực. Nhược điểm chia cắt theo từng địa phương, chưa tính tới yếu tố vùng, chưa đặt ra hết các vấn đề liên quan tới phát huy và khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng bộc lộ khá rõ. Đã vậy, quy hoạch KCCN ồ ạt, nhưng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật để các KCCN đủ sức thu hút nhà đầu tư lại rất chậm chạp, do nguồn vốn không đáp ứng. Điều lẽ ra phải làm là chọn lựa kỹ vị trí, không thành lập nhiều KCCN như hiện nay để đủ sức tập trung xây dựng hoàn chỉnh. Một cản ngại nữa chính là "khoảng cách" giữa chính sách ưu đãi và thực tế. Đã từng có một doanh nghiệp ở Đồng Tháp... than rằng: Theo chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) của tỉnh, cơ sở sản xuất được hỗ trợ 10 - 20% chi phí di dời vào các cụm CN - TTCN, song thủ tục như thế nào lại không rõ. |
▪ Hội chợ quốc tế du lịch TPHCM: Thiếu nhiều khách hàng lớn (08/10/2005)
▪ Hàng không giá rẻ... không rẻ! (08/10/2005)
▪ Cùng nhau... rớt mạng (07/10/2005)
▪ TPHCM: Ra mắt website hỗ trợ DN hội nhập thế giới (07/10/2005)
▪ Đã xuất khẩu 4,3 triệu tấn gạo (07/10/2005)
▪ Nên sát, nhưng không quá chi ly (07/10/2005)
▪ Cá ba sa VN vẫn bị gây khó ở 3 bang nước Mỹ (07/10/2005)
▪ Hạn ngạch dệt may 2006 quá chậm (07/10/2005)
▪ Thị trường ô tô "ấm" dần (07/10/2005)
▪ Việt Nam gia nhập WTO: Tháng 12 - mục tiêu "mong manh" (07/10/2005)