Thị trường bất động sản Châu Á hồi sinh Trong khi thị trường bất động sản (BĐS) của Việt Nam vẫn tiếp tục đóng băng thì thị trường BĐS của một số nước ở Châu Á bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh và bước vào thời kỳ đầu của một chu trình mới nhờ những nỗ lực của các chính phủ trong việc thay đổi chính sách và phát triển khu vực dịch vụ. Đây có thể là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hâm nóng thị trường đầy tiềm năng này. Dấu hiệu tốt lành
Nhưng hiện nay, khi thị trường BĐS Châu Âu bắt đầu lắng dịu, ngày càng nhiều tiền được đổ vào Châu Á để đầu tư vào món hàng đầy tiềm năng này. "Châu Á đang trở nên chắc chắn hơn - Chris Reilly, GĐ Quỹ BĐS Châu Á của Henderson Global Investors, nói - Lợi nhuận của các Cty đang được cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp giảm, lương tăng, lãi suất tiền gửi thấp, và nhiều người mong muốn sở hữu tài sản giá trị. Thay vì gửi tiết kiệm, nhiều người dân ở châu lục này chuyển sang đầu tư BĐS để tránh bị mất giá do lạm phát". Với những điểm sáng kinh tế là Trung Quốc và Ấn Độ, Châu Á sẽ hấp dẫn tư bản trên toàn cầu và phát triển tiêu dùng nội địa, làm thị trường BĐS tăng nhiệt trong những năm tới. "Chu kỳ của BĐS trung bình khoảng 10-15 năm - Reilly nói - Châu Á đang trong thời kỳ đi lên, bắt đầu từ khoảng hơn một năm nay. Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu hồi phục của thị trường BĐS sau giai đoạn đình trệ, tuy không đồng đều tại các địa điểm khác nhau". Anh nhận định: "So với phương Tây, dường như phương Đông đang ở thời điểm tốt hơn trong chu trình BĐS". Những thị trường tiềm năng Trung Quốc vẫn là thị trường năng động nhất và được quan tâm nhất ở Châu Á, thậm chí trên toàn thế giới. Các nhà phân tích và các nhà đầu tư tin tưởng rằng, tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài tại các thị trường như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến, sự điều chỉnh của hệ thống ngân hàng và luật pháp, cũng như gia tăng thu nhập, sẽ đẩy giá BĐS lên cao. Tuy nhiên theo Rielly, thị trường BĐS Trung Quốc vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro do nước này đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, và BĐS là đối tượng của những thay đổi về chính sách trong khi các điều luật còn chưa hoàn chỉnh. Năm ngoái chính phủ nước này đã tăng lãi suất tiền gửi và hạn chế thế chấp để giảm đầu cơ. Người ta đang chờ đợi thuế mua bán BĐS sẽ tăng 20% trong một vài tháng tới. Tuy nhiên, theo Michael Thompson - GĐ điều hành khu vực Châu Á của Hãng BĐS Cushman & Wakefield, Thượng Hải vẫn là một nơi đầu tư dài hạn hấp dẫn. Ông cho rằng, giá BĐS tại đây sẽ giảm xuống khoảng 15-20% trong vài tháng tới do sự kiểm soát của chính phủ, nhưng sau đó sẽ nâng trở lại mức cũ. "Đang có một sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm ở Thượng Hải - Thompson nói - Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ đang gây sức ép lên cấu trúc sản xuất truyền thống của Thượng Hải. Trong vòng một thập kỷ tới, những cải cách về cơ cấu và sự phát triển khu vực dịch vụ sẽ làm đầu tư vào BĐS tăng lên".
Tại Singapore, thị trường BĐS vừa trải qua một trong những thời kỳ trì trệ nhất trong lịch sử. Để kích cầu, tháng 7 năm ngoái, chính phủ nước này đã công bố 13 thay đổi về chính sách tạo thuận lợi cho người dân khi mua nhà, đồng thời nới lỏng những quy định sở hữu nước ngoài. Người ta hy vọng rằng, những thay đổi này cùng với việc công bố một số dự án cao tầng sẽ đẩy giá nhà lên khoảng 2-3% cho đến cuối năm nay, riêng căn hộ cao cấp sẽ tăng khoảng 5%. Theo một báo cáo của Colliers International, những thay đổi về chính sách được hy vọng sẽ có tác động từ đầu năm 2006, và giá BĐS sẽ tăng đều đặn với tốc độ khoảng 1-2%/quý. ... Và trầm lắng Tuy nhiên, không phải tất cả các thị trường BĐS ở Châu Á đều có dấu hiệu khởi sắc. Trong khi bức tranh BĐS của Trung Quốc đại lục nhìn chung tích cực, thì các nhà quan sát tỏ ra bi quan về tình hình ở Hồng Kông và Maccau - hai khu vực hành chính đặc biệt của nước này. Thompson cho biết, tại Hồng Kông, giá BĐS đã tăng khoảng 100% trong 2 năm qua. Nhưng sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống ngân hàng và luật pháp tại Trung Quốc khi nước này phải hoàn toàn tuân thủ các điều luật của WTO có thể làm Hồng Kông khó giữ được giá BĐS cao như hiện nay. Tại Maccau, công nghiệp du lịch và các sòng bạc sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở chất lượng cao, nhưng theo nhà môi giới BĐS quốc tế Jones Lang LaSalle, một số vụ đầu tư phá sản mới đây cho thấy "các nhà đầu cơ tại Maccau ít lạc quan hơn về thị trường BĐS" so với trước đây, khi các dự án xây dựng sòng bạc lần đầu tiên được công bố. Trong khi đó tại Thái Lan, sự sụt giá của BĐS cho thấy thời đỉnh cao đã qua. Các khảo sát chỉ ra rằng, lòng tin của công chúng đối với nền kinh tế nước này đang suy giảm dưới sức ép của lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng chậm và sự mất ổn định ở miền nam. Còn tại Hàn Quốc, sự điều chỉnh của chính phủ, trong đó có chính sách tăng thuế để hạn chế đầu cơ sẽ làm thị trường BĐS nước này có nguy cơ trở nên trì trệ. Hoàng Giang |
▪ Thợ Sông Đà: Xuân mới trên các công trình thuỷ điện (03/02/2006)
▪ Căn bệnh... bất khả kháng! (03/02/2006)
▪ Năm 2006: Việt Nam phấn đấu đạt 25 máy điện thoại/100 dân (04/02/2006)
▪ Công ty giấy Bãi Bằng: Sẽ xuất 1.000 tấn giấy/tháng sang Mỹ (04/02/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 4.2 (04/02/2006)
▪ Mở cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (04/02/2006)
▪ Du lịch Việt Nam: Giàu tiềm năng vẫn nghèo sản phẩm (05/02/2006)
▪ Tháng 3 -"mùa con ong đi lấy mật" (27/01/2006)
▪ Ra quân sớm! (03/02/2006)
▪ Giá "leo" theo sức mua (03/02/2006)