Bộ Thuỷ sản vừa phát đi thông cáo cho biết, Bộ đã đưa ra một số biện pháp nhằm nhanh chóng giải quyết vụ cá da trơn VN bị 3 tiểu bang của Mỹ cấm tiêu thụ. Việc làm này cũng nhằm chứng minh chất lượng cá da trơn VN với phía Mỹ và tránh để xảy ra những vụ việc tương tự trong tương lai.
Theo đó, trước mắt, để chứng minh với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) rằng VN có hệ thống kiểm soát tương đương với Mỹ về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có các hoá chất kháng sinh (bao gồm cả Fluoroquinolones), Bộ Thủy sản đã chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản NAFIQAVED khẩn trương làm văn bản thông báo tới FDA những thông tin cập nhật về hoạt động kiểm soát an toàn vệ sinh tại VN. Đồng thời yêu cầu cơ quan này này phải kiểm tra chứng nhận không chứa kháng sinh cấm, bao gồm chất Fluoroquinolones cho các lô hàng thủy sản VN xuất khẩu vào Mỹ.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Cục Thú y và NAFIQAVED sang làm việc với FDA trong thời gian sớm nhất để bàn các biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và xây dựng kế hoạch hợp tác lâu dài giữa FDA với các cơ quan chức năng của VN.
Trong thông cáo lần này, Bộ Thuỷ sản một lần nữa khẳng định, VN luôn duy trì và thực thi chính sách nhất quán về kiểm soát dư lượng các chất độc hại nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. Riêng đối với nhóm Fluoroquinolones, tại thời điểm ban hành Quyết định 07/2005 về danh mục các loại hóa chất kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng, Mỹ cấm sử dụng 3 dẫn xuất của Fluoroquinolones nhưng EU và một số nước khác xếp chúng vào trong danh mục được sử dụng với giới hạn nhất định. Vì vậy, Bộ Thủy sản đã dựa vào quy định của Codex, EU để đưa nhóm chất này vào danh mục các chất hạn chế sử dụng chứ không phải là chất cấm sử dụng hoàn toàn như quy định của Mỹ.
Mặt khác, trong Quyết định 07, các chất thuộc nhóm hạn chế sử dụng bao gồm cả Fluoroquinolones, đã quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản trước khi đưa vào thị trường tiêu thụ phải được NAFIQAVED cấp phép. Cho đến nay, đối với thuốc thú y thủy sản chứa Fluoroquinolones, các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đang trong thời gian khảo nghiệm và chưa sản phẩm nào được cấp phép.
FDA cho biết, thông thường ở nhiều nước khác, trong nuôi trồng thuỷ sản, trừ những loại kháng sinh bị cấm, còn các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng. Ở Mỹ thì ngược lại, trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn tất cả những kháng sinh khác đều bị cấm. Ở nước này, hiện chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng. FDA cũng chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng của từng loại. 6 loại kháng sinh đó là: chorionic gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim. Ngoài ra, FDA còn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiện đang được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. |
Hà Vy
▪ ''Sống chung'' trong kinh doanh (31/08/2005)
▪ ACB tăng vốn điều lệ lên gần 950 tỷ đồng (31/08/2005)
▪ Rộn ràng các hoạt động thương mại dịp 2/9 (31/08/2005)
▪ Giá tôm, cá Bắc Nam trái chiều (31/08/2005)
▪ Thị trường bánh trung thu: Nhiều loại và... đắt (31/08/2005)
▪ Tin vắn 29/8 (30/08/2005)
▪ Xuất khẩu thuỷ sản hướng tới mục tiêu 4,5 tỷ USD (30/08/2005)
▪ EC công bố thuế chống bán phá giá đối với chốt cài VN (30/08/2005)
▪ Nâng lãi suất tiền gửi ngoại tệ cho pháp nhân (30/08/2005)
▪ Doanh nghiệp thiếu trầm trọng mặt bằng sản xuất kinh doanh (30/08/2005)