* Ông đánh giá những diễn biến mới của loại tội phạm kinh tế tại địa bàn thủ đô trong tình hình hội nhập hiện nay như thế nào?
- Tình hình phát triển kinh tế tại thủ đô từ đầu năm đến nay khá tốt nếu nhìn từ tốc độ tăng trưởng GDP thu hút đầu tư và số thu ngân sách. Tất nhiên, kèm theo sự tăng tốc của các hoạt động kinh tế là tội phạm kinh tế diễn biến phức tạp hơn. Phức tạp thứ nhất là sự mở rộng hơn về phạm vi các hoạt động kinh tế ra quốc tế sẽ dẫn đến sự du nhập các loại tội phạm mới từ nước ngoài vào.
Thứ hai là các hoạt động kinh tế trong địa bản Thủ đô nhộn nhịp hơn cũng khiến cho tội phạm kinh tế nội địa hoạt động mạnh hơn. Và do đó, trong cả năm 2004 và đầu 2005 đến nay, trên phạm vi cả nước đã phát hiện ra nhiều vụ án kinh tế có quy mô lớn. Nhất là sang năm 2005 này, số lượng các vụ án bị phát hiện có chiều hướng gia tăng cùng tính chất phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn về hậu quả với những thủ đoạn và phương thức hoạt động mới. Đó là những thủ đoạn, phương thức có liên quan đến việc sử dụng các phương tiện thông tin, công nghệ cao. Chúng tôi nhận định rằng, đây thực sự là thách thức đối với an ninh kinh tế trong thời cuộc hội nhập.
* Một số vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản mà gần đây các ông đã triệt phá được cho thấy, những phản ánh của quần chúng và báo chí về tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này là đúng. Ông đánh giá như thế nào về hướng tấn công mới này của các ông?
- Đang có những nhận định, đánh giá khác nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ pháp luật về loại tội phạm này. Để giúp cho các cơ quan nhà nước có cách định giá về loại tội phạm này xác đáng hơn, đúng thực tế hơn nên chúng tôi quyết định tổ chức điều tra khám phá các vụ án mà báo chí vừa qua đã đưa tin. Chúng tôi quan tâm đến nguyên nhân của những người phạm tội tham nhũng trong những vụ rút ruột công trình xây dựng. Mới đầu nhận định chung là do mưu cầu vụ lợi. Nhưng trong những vụ án này lại không hẳn như thế. Giá trị chiếm đoạt được trong vụ rút ruột các công trình thi công đó còn nhằm mục đích khác.
Theo chủ quan của tôi, họ còn phải để chi phí cho những phần mềm tiêu cực trong quá trình chạy trúng thầu xây dựng. Nếu cơ chế của chúng ta giải tỏa được những vấn đề tiêu cực trong các thủ tục phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu... đạt được tính minh bạch trong các quá trình duyệt thì tội phạm tham nhũng trong xây dựng cơ bản sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, cũng cần phải đặt vấn đề về phẩm chất đội ngũ giám sát các công tnnh có sai phạm. Họ đáng ra phải là những người cầm cân nảy mực trong quá trình thi công thi ngược lại, bị lôi cuốn vào những sai phạm và bị vô hiệu hóa. Tại sao vậy? Tại chính cơ chế luật pháp của chúng ta chưa xác định trách nhiệm chính phải thuộc về những người đứng đầu các cơ quan tư vấn giám sát ký các hợp đồng giám sát công trình.
Khi các vụ việc bị vỡ lở thì chỉ những giám sát viên trực tiếp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn chủ pháp nhân tức là lãnh đạo các cơ quan giám sát lại được ung dung, nếu có cũng chỉ là xử lý hành chính. Do kẽ hở này nên những cơ quan giám sát đã dễ dàng hơn trong việc ký hợp đồng thuê các nhân viên không đủ tiêu chuẩn trách nhiệm vào làm việc cho mình, chưa kể đến tình trạng khoán trắng trách nhiệm cho những người làm thuê đó, buông lỏng trách nhiệm quản lý của người lãnh đạo.
* Đối với loại tội phạm lợi dụng chức vụ và quyền hạn để nhũng nhiễu, đòi nhận hôi lộ, các ông gặp những khó khăn gì khi phá án?
- Từ đâu năm đến nay, chúng tôi đã bắt một số vụ có hành vi đòi nhận hối lộ của một số cán bộ thuộc các lực lượng như là thanh tra nhà nước như vụ bắt tổ thanh tra nhà nước ở Nam Định hay là cán bộ ngành Thuế như vụ bắt Đội trưởng Đội thuế chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm và gần đây là cán bộ quản lý thị trường quận Gia Lâm, vụ đòi nhận hối lộ của thanh tra xây dựng. Trong quá trình thực thi công vụ đòi và nhận hối lộ diễn ra tương đối phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành. Tuy nhiên, giữa hành vi đòi nhận hối lộ và nhưng xử sự mang tính chất xã hội giữa các bên vẫn chưa có sự rõ ràng cần thiết. Và nguyên nhân của các vụ đòi nhận hối lộ xuất phát từ kẽ hở của các thủ tục hành chính bị lợi dụng để gây khó khăn.
Theo pháp luật của ta quy định thì những ai chủ động tố giác tội phạm thì sẽ không bị ràng buộc với tội đưa hối lộ. Nói tóm lại theo tôi, luật pháp nói chung và Luật chống tham nhũng đang được soạn thảo cần phải đưa ra được hành lang an toàn cho người tố cáo cũng như tạo mọi điều kiện cho nhân dân làm chủ hoàn toàn trong quá trình phát hiện, tố giác tội phạm tham nhũng.
* Trong quá trình đấu tranh phá các vụ án đòi nhận hối lộ, các ông phải đối mặt với những tội phạm có chức có quyền, đã bao giờ các ông bị cản trở, bị tác động can thiệp chưa?
- Có thể khẳng định rằng, đối tượng đấu tranh của chúng tôi là những đối tượng đặc biệt. Họ không hẳn chỉ có chức có quyền mà còn có cả tri thức, kiến thức khá cao cả về lĩnh vực pháp luật. Hơn nữa, họ còn có nhiều mối quan hệ xã hội rất cao mà đối với người Á đông chúng ta thì đó cũng là một sức mạnh lớn. Cho nên quá trình đấu tranh của chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn.
Rất may cho chúng tôi là các cấp lãnh đạo cũng nhận thức rõ về môi nguy hiểm của những kiểu tác động đó nên đã mở đường cho những cơ chế luật pháp, những hành lang cho chúng tôi không bị vướng mắc hay cản trở khi gặp phải những trưởng hợp đó. Cụ thể thì chúng tôi chưa phải chịu bó tay trước những cản trở, những cộm gợn nào. Có lẽ vì ở Thủ đô, trình độ nhận thức của các quan chức cũng cao hơn, mặt khác, lại gần với các cơ quan đầu não của nhà nước nên chúng tôi cũng tiện khi cần gõ cửa xin ý kiến chỉ đạo. Vẫn đề thực sự của chúng tôi là phải làm thật tốt công tác chuyên môn.
* Đối với tội phạm kinh tế thì trốn thuế đang là vẫn đề rất bức xúc. Nhiều Công ty ma được các Sở Kế hoạch đầu tư cấp giấy kinh doanh, nhiều cán bộ thuế thông đồng doanh nghiệp để "bao thuế" nhưng số lượng cán bộ ở những cơ quan này bị bắt và xử lý quá ít?
Trốn thuế cũng là vấn đề rất phức tạp và khá phổ biến. Các Công ty "ma" được lập nên để buôn bán hóa đơn đỏ hay để lợi dụng quá trình hoàn thuế giá trị gia tăng hay ân hạn nộp thuế. Nguyên nhân theo tôi là sự phối hợp chưa tốt giữa ba cơ quan là Sở Kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế và công an. Sở Kế hoạch cứ cấp vốn dù địa chỉ không có, số vốn cũng không, nhân thân ra sao không rõ và tóm lại, giống như người thả gà ra ruộng, không biết đường nào mà lần. Đến ngành thuế thì không rõ đã có những doanh nghiệp nào được lập ở đâu để thu thuế, cứ như người đi tìm xem gà đẻ trứng chỗ nào thì nhặt chỗ đó.
Và ngành công an lại như ông bác sĩ đi tìm kiến và bắt bệnh xem có con gà nào có bệnh không. Bắt được ít và ít xử lý nghiêm được là do cần phải làm rõ có mối quan hệ thỏa thuận nhằm mục đích cùng có lợi giữa bên cấp giấy phép, bao thuế hay người kinh doanh thì mới chứng minh được tội tham nhũng. Đó là tình trạng của chúng ta và tội phạm đang lợi dụng. Cần phải sửa từ cơ chế.
* Các ông có nghe nói hoặc bắt được vụ nào mà chính cảnh sát kinh tế đứng ra "bảo kê" cho các doanh nghiệp có sai phạm kinh tế không?
- Có thể nói rằng, tình hình tiêu cực hiện nay trong chúng ta khá phổ biến ở nhiều cấp nhiều ngành. Có những ngành rất cao quý như ngành y tế, ngành được tôn trọng như ngành giáo dục gần đây cũng còn có tiêu cực. Và lực lượng Cảnh sát kinh tế cũng là những con người và trong một môi trường như thế này thì chắc rằng, khó có thể loại trừ hoàn toàn chuyện tiêu cực. Do đó, để đối phó với khả năng này, chúng tôi đã ban hành hàng loạt các quy trình quy chế, nguyên tắc làm việc của Cảnh sát kinh tế và nếu ai vi phạm vào thì phải bị xử lý. Hơn nữa chúng tôi cũng luôn luôn lắng nghe, tiếp thu các thông tin từ các phía để làm lành mạnh các lực lượng của mình.
* Ông nói rằng, các ông luôn luôn lắng nghe thì xin được hỏi, các ông đã bao giờ nghe nói rằng, lực lượng cảnh sát kinh tế thường khá giàu hơn các lực lượng khác? Xin ông cho biết nguyên nhân?
- Tôi xin nói rằng, lực lượng Cảnh sát kinh tế là lực lượng có điều kiện thuận lợi hơn các lực lượng khác, chưa kể đến các cơ chế khen thưởng. Điều quan trọng ở đây là cán bộ Cảnh sát kinh tế là những người có kiến thức kinh tế, có thể hiểu biết như doanh nghiệp, thậm chí có những lĩnh vực còn là chuyên gia. Do có kiến thức kinh tế nên thông qua vợ, con và người thân để làm kinh tế theo đúng pháp luật nên điều kiện đời sống kinh tế cao hơn những lực lượng khác. Nếu chúng tôi có một đồng tiền và kiến thức sử dụng nó thì sau một năm có thể sẽ ra được năm mười đồng khác. Thậm chí, không có vốn nhưng biết đi vào nhưng lĩnh vực thuận lợi, đúng quy luật thì cũng sẽ làm ra tiền. Đây là một lẽ chính đáng, phù hợp với điều lệ của Đảng cũng như quy định của pháp luật.
* Xin cảm ơn ông.
|