Dự thảo quy định việc phối hợp trợ giúp pháp lý trong tố tụng
Báo Tiếng Chuông - 09/10/2017
Bộ Tư pháp đang xin ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 4/7/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng để phù hợp với các quy định trình Bộ trưởng các Bộ, ngành: Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Tài chính; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký ban hành.

Ngày 20/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Bộ luật Hình sự năm 2015 và xác định ngày 1/1/2018 là ngày có hiệu lực thi hành đối với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015

Việc  dự thảo Thông tư liên tịch ngoài việc hướng dẫn các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý còn hướng dẫn các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam được Quốc hội thông qua năm 2015 (sau đây viết tắt là các Bộ luật, Luật Tố tụng).

 

Ảnh minh họa. Nguồn internet

 

Quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Thông tư là thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 góp phần thực hiện cải cách tư pháp, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tố tụng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Dự thảo Thông tư liên tịch gồm 6 Chương, 24 Điều quy định việc bảo đảm quyền của người được trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; thủ tục đăng ký tham gia tố tụng; chỉ định bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

So với Điều 1 Thông tư liên tịch số 11, Điều 1 dự thảo Thông tư liên tịch có sửa đổi quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý bằng thủ tục đăng ký tham gia tố tụng; bổ sung quy định về chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội thuộc diện được trợ giúp pháp lý cho phù hợp với quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Về đối tượng áp dung, dự thảo Thông tư có sửa đổi, bổ sung một số đối tượng áp dụng cho phù hợp với quy định của các Bộ luật, luật tố tụng, cụ thể: Sửa đổi theo hướng khái quát các đối tượng áp dụng như: cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng…; bổ sung cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; bổ sung Kiểm tra viên, Hội thẩm và Thẩm tra viên, cán bộ điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015; bổ sung Buồng tạm giữ của đồn biên phòng; bổ sung Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, người làm nhiệm vụ quản giáo trong Trại tạm giam và Nhà tạm giữ, Đồn trưởng đồn biên phòng nơi có Buồng tạm giữ của đồn biên phòng theo quy định tại Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

Về trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, dự thảo Thông tư có sửa đổi trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam về thông tin của tổ chức phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

Đối với trach nhiệm nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng, dự thảo bỏ quy định về tham gia tố tụng với tư cách người đại diện vì Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 không quy định tư cách này.

Các trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý không được bào chữa hoặc từ chối tham gia tố tụng viết theo hướng dẫn chiếu, không mang tính liệt kê phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.