* Tranh tụng, tư vấn đầu tư thương mại quốc tế là một lĩnh vực rất mới mẻ và nhiều khó khăn đối với giới luật sư Việt Nam, vì sao luật sư lại "xông" vào con đường lắm chông gai này?
- Luật sư, tiến sĩ Lê Công Định: Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới là tất yếu, trong đó việc các doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp Việt Nam) chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài cũng là xu hướng tất yếu. Trước đây, nước ta mở cửa để đón nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giúp phát triển kinh tế thì nay, khi đủ lực chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện đi "chinh phục" quốc tế. Chính sách mở cửa của Nhà nước là thành tựu rất lớn. Nhờ có đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi được kinh nghiệm của các nhà đầu tư ngoại quốc. Từ chỗ học hỏi, đã đến thời điểm doanh nghiệp Việt Nam đủ lực để đi ra nước ngoài.
Cùng với việc nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kéo theo các luật sư nước ngoài cũng vào Việt Nam giúp nhà đầu tư. Sự hiện diện của luật sư quốc tế đã giúp luật sư Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá từ họ. Các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cũng sẽ có luật sư Việt Nam đi theo.
Là một luật sư, tôi nhìn thấy xu hướng phát triển tất yếu đó nên từ lâu chọn cho mình lĩnh vực tranh tụng, tư vấn thương mại quốc tế. Đây là nhu cầu rất thực tế của các doanh nghiệpViệt Nam, vì khi ra nước ngoài doanh nghiệpViệt Nam gặp ngay rào cản pháp lý. Do vậy, họ rất cần luật sư để tư vấn và dĩ nhiên doanh nghiệpViệt Nam muốn chọn luật sư Việt Nam có kinh nghiệm để hỗ trợ họ. Nhờ làn sóng đầu tư của doanh nghiệpViệt Nam ra nước ngoài, giới luật sư trong nước phát triển theo. Trước đây, tôi là một trong số luật sư may mắn học hỏi được kinh nghiệm từ đồng nghiệp quốc tế. Bây giờ, mục tiêu của tôi là học cách mình đi ra nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực luật sư.
* Là luật sư tham gia nhiều phiên tranh tụng quốc tế bảo vệ các doanh nghiệpViệt Nam bị kiện, như vụ kiện phá giá tôm, cá basa, giày. Trong các vụ kiện đó, dù chúng ta có một số kết quả nhất định, nhưng có điều không thể phủ nhận là doanh nghiệpViệt Nam thường chịu nhiều thua thiệt. Là người trực tiếp tham gia tranh tụng, xin luật sư cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự thua thiệt này?
- Một điều không thể chối cãi là bao giờ mình đến nước của họ cũng gặp những trở ngại do rào cản của họ đặt ra, không riêng gì pháp lý mà cả thương mại. Mục đích, họ luôn tìm cách hạn chế mình. Sự thua thiệt này không phải chỉ riêng người Việt Nam là của hầu hết các nhà đầu tư của nước khi xâm nhập vào thị trường mới.
Doanh nghiệpViệt Nam bị kiện trong thời gian qua, một phần là do các nhà doanh nghiệp chưa quen với dịch vụ tư vấn (bao gồm nhiều thứ từ tư vấn pháp lý, kinh doanh thương mại đến lập chiến lược, thương hiệu...) doanh nghiệpViệt Nam thường thành công ở trong nước nhưng ra nước ngoài họ bị lúng túng. Bởi lẽ, tập quán của doanh nghiệp trong nước chưa quen với dịch vụ tư vấn. Hơn nữa họ thường sử dụng, mối quan hệ quen biết, tiền bạc để giải quyết khi có tranh chấp. Trong môi trường đó, lâu ngày họ có thói quen ỷ lại nên khi bước chân ra nước ngoài - một môi trường hoàn toàn khác lập tức họ bị bỡ ngỡ, gặp sự cố không giải quyết được thì càng lúng túng hơn. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệpViệt Nam lấy thói quen làm ăn ở Việt Nam đem ra sử dụng ở nước ngoài là nắm chắc phần thua.
Một nguyên nhân nữa là một số doanh nghiệpViệt Nam có vốn, có khả năng đầu tư ra nước ngoài nhưng họ vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp thể hiện ngay từ khâu điều hành, tổ chức bộ máy nhân sự, kinh doanh. Tôi biết có nhiều doanh nghiệp bây giờ đã thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài nhưng vẫn chưa đạt kết quả, bởi đơn giản lãnh đạo các doanh nghiệp đó chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp. Thuê chuyên viên giỏi của nước ngoài, giao giữ trọng trách giám đốc điều hành, giám đốc thương mại... nhưng nếu lãnh đạo doanh nghiệp không thay đổi cách làm việc thì các chuyên viên đành bó tay. Do vậy, muốn thành công, lãnh đạo doanh nghiệpViệt Nam phải thay đổi, thể hiện tính chuyên nghiệp.
* luật sư đánh giá thế nào về khoảng cách trình độ và kinh nghiệm giữa luật sư trong nước với nước ngoài. Trong các lĩnh vực khác, để rút ngắn khoảng cách, người ta thường áp dụng chiến thuật đi tắt, đón đầu, trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng quốc tế có áp dụng chiến thuật này được không?
- Theo tôi, khoảng cách giữa luật sư trong nước với nước ngoài là còn rất lớn chứ không phải ngang bằng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hiện tại chúng ta chỉ có một ít công ty Luật có kinh nghiệm quốc tế, sẵn sàng cạnh tranh với đồng nghiệp nước ngoài như DC, YKVN chẳng hạn, nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã bằng họ. Một thực trạng hiện nay là luật sư Việt Nam chỉ tập trung vào lĩnh vực truyền thống vì họ không có cơ hội để tiếp xúc với luật sư bên ngoài.
Để rút ngắn khoảng cách này, tôi cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ cho các công ty luật hàng đầu Việt Nam hiện nay YKVN hay DC. Đồng thời mạnh dạn giao cho hai Đoàn luật sư mạnh nhất nước hiện nay là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tự đào tạo luật sư theo nhu cầu hội nhập thương mại quốc tế. Bởi lẽ, hai đoàn này có nhiều điều kiện tiếp xúc với giới luật sư quốc tế, có kinh nghiệm trong việc đào tạo luật sư phù hợp với xu hướng phát triển chung.
Nghề luật sư cần kinh nghiệm nên theo tôi, chúng ta không nên áp dụng chiến thuật "đi tắt đón đầu" vì rất khó thực hiện. Năm 2005, các công ty Luật Việt Nam đã lấn sân và đẩy lùi các đồng nghiệp đến từ nước ngoài, điều này cho thấy phần nào công ty Luật Việt Nam đã có kinh nghiệm "chiến đấu" trên sân nhà và đó cũng là xu thế tất yếu của hội nhập quốc tế. Có được điều này, các công ty Luật Việt Nam đã học tập kinh nghiệm rất nhiều từ đồng nghiệp quốc tế.
Tôi cho rằng trong thời gian tới, nhất là ngay trong năm 2006, nếu duy trì đà tiến bộ này, các công ty Luật Việt Nam sẽ tiếp tục lấn sân và đẩy lùi các công ty Luật quốc tế trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng quốc tế. Do vậy, chúng ta cần phải tiếp tục tích lũy kinh nghiệm , cần có chương trình tập huấn, hỗ trợ luật sư thích hợp để rút ngắn khoảng cách trong vòng 2- 3 năm.
* Là luật sư, ông có nhận xét gì về hiện tượng một vài luật sư Việt Nam khi hoạt động nghề nghiệp không bằng năng lực mà sử dụng mối quan hệ quen biết, thậm chí "chạy án " để được việc cho thân chủ mình?
- Tôi cho rằng, luật sư làm vậy, một phần xuất phát từ việc làm khó từ một số cơ quan công quyền, cán bộ công chức nhà nước. Các luật sư làm việc này phần lớn trạng thái bị vòi vĩnh, nhũng nhiễu thậm chí nhiều trường hợp bị xúc phạm danh dự. Vì vậy họ phải tìm cách thỏa hiệp.
Chính vì vậy, cần có một cơ chế hỗ trợ luật sư chống lại tệ nạn này. Trong nhiệm kỳ này, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh đã nêu khẩu hiệu "nói không với chạy án!". Nếu chúng tôi phát hiện luật sư nào chạy án, sẽ thẳng tay loại bỏ. Còn đối với cơ quan nhà nước hay tổ chức có hành động làm khó luật sư, chúng tôi sẽ "chiến đấu" đến cùng, kể cả dùng biện pháp mạnh là khởi kiện họ ra Tòa. Chúng tôi làm việc này là để mọi người cùng tôn trọng luật pháp.
* Xin cảm ơn luật sư!
|