Ngoài buồng riêng, điều luật còn quy định người bị tạm giữ, tạm giam được bố trí theo khu bao gồm: Khu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Những người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, giết người cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng… cũng phải giam riêng theo từng loại hành vi.
Người bị kết án tử hình, người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh… được giam giữ ở khu riêng.
Điều luật này dành riêng khoản 2 quy định không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án, quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
Theo Điều 23, người bị tạm giữ, tạm giam có thể bị kỷ luật bằng 4 hình thức: cảnh cáo; cách ly ở buồng kỷ luật; hạn chế việc thăm gặp; gửi, nhận thư, nhận quà của người thân.
Với hình thức kỷ luật cách ly, người bị tạm giữ, tạm giam có thể bị cách ly ở buồng kỷ luật từ 1-10 ngày và không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại. Hình thức kỷ luật này bị áp dụng nếu người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe.
Nếu sinh con, cả hai mẹ con được bảo đảm thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Khi con đủ 36 tháng tuổi trở lên, người mẹ phải gửi con về cho thân nhân hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.
Bạn đọc có thể xem Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam tại website ThuKyLuat.vn
▪ Đến năm 2020, phấn đấu khởi tố được 95% vụ án đặc biệt nghiêm trọng (23/04/2016)
▪ Trùm ma túy Trung Quốc sa lưới tại Việt Nam (22/04/2016)
▪ Vụ 447 học viên cai nghiện trốn trại: Đình chỉ công tác 7 lãnh đạo, nhân viên (21/04/2016)
▪ Đồng Nai: Phấn đấu giảm 80% số cơ sở KDDV hoạt động trá hình (21/04/2016)
▪ Tiêu hủy 590 lọ thực phẩm chức năng và chè sâm không rõ nguồn gốc (21/04/2016)
▪ “Yêu râu xanh” người Hàn Quốc sa lưới tại Việt Nam (20/04/2016)
▪ Cuộc vây bắt kẻ buôn thiếu nữ làm gái mại dâm (20/04/2016)
▪ Người dẫn đường đặc biệt và nỗi ám ảnh mại dâm nhí (19/04/2016)
▪ Lộ trình xây dựng Luật Phòng, chống mại dâm (19/04/2016)
▪ Nghẹt thở giải cứu con tin: 'Tôi không nghĩ mình có thể sống sót' (19/04/2016)