- Về cách thức làm luật, tại kỳ họp này sẽ thử nghiệm một cải tiến mang tính đột phá: Quốc hội sẽ thảo luận các dự án luật cho ý kiến và thông qua tại hai hội trường. Cụ thể, sẽ có 14 dự án luật được chia ra thảo luận ở hai hội trường, mỗi hội trường khoảng hơn 200 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham dự.
Để bảo đảm quyền của ĐBQH khi tham gia thảo luận tại các địa điểm khác nhau, nếu ĐBQH trực tiếp tham gia thảo luận tại hội trường này, mà quan tâm đến nội dung các dự án luật tại hội trường khác thì có thể đăng ký thảo luận hoặc gửi ý kiến của mình đến UBTVQH, đề nghị UBTVQH xem xét tiếp thu. Việc cải tiến quy trình làm luật như vậy nhằm tăng hiệu quả, tăng số lượng và chất lượng dự án luật được xem xét, thông qua; nâng cao chất lượng ở khâu thảo luận.
* Số lượng và chất lượng làm luật sẽ tăng lên, nhưng cụ thể là thế nào, thưa ông?
- Thực hiện cải tiến này, ít nhất có thể rút ngắn được khoảng 1/3 tổng thời gian bố trí để thảo luận về 14 dự luật trên, trong khi thời gian thảo luận cho mỗi dự luật lại được tăng lên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia các dự luật thành hai lĩnh vực: các luật về kinh tế thì chung một hội trường; các luật về tổ chức, hình sự, dân sự chung một hội trường. Như thế, ý kiến thảo luận sẽ tập trung và có chất lượng hơn. Cũng có nhiều ĐBQH đề nghị chia ra thảo luận ở 3 - 4 hội trường, nhưng chúng tôi thấy rằng, bước đầu thử nghiệm chỉ nên làm ở hai hội trường.
* Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, các phiên họp được truyền hình trực tiếp cho toàn dân theo dõi đã tăng lên. Vậy, tại kỳ họp này, việc truyền hình trực tiếp có tiếp tục được mở rộng?
- Tại kỳ họp thứ 8, ngoài các phiên khai mạc, bế mạc, chất vấn; dự kiến sẽ có nhiều phiên họp quan trọng của Quốc hội được truyền hình trực tiếp để toàn dân theo dõi như: thảo luận dự án Luật Nhà ở, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí… Hai chuyên đề giám sát tại Quốc hội kỳ này về “Tình hình văn bản quy phạm pháp luật”, và “Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến nay” cũng được truyền hình trực tiếp.
* Vấn đề hiện nay dư luận khá quan tâm là quy định về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn đến nay vẫn chưa thực hiện được?
- Vấn đề này phải chờ đến kỳ họp, bởi đến nay vẫn chưa có sửa đổi quy định này trong Luật Tổ chức Quốc hội và trong Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH. Vì thế, nếu có bỏ phiếu tín nhiệm thì vẫn phải thực hiện theo quy định hiện hành.
- Ở kỳ họp vừa qua, khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, các bộ trưởng đã trả lời như... hứa. Vậy, ở kỳ họp này, làm sao có thể xem xét trách nhiệm của các bộ trưởng, nếu công việc đó chưa hoàn thành?
- Chúng tôi đã “gạn lọc’’ được 34 câu nói của bộ trưởng tại kỳ họp vừa qua có tính chất như hứa và đã chuyển đến những người đã được chất vấn tại hội trường để ràng buộc trách nhiệm. Vì thế, có thể yên tâm rằng, các vị bộ trưởng vẫn phải có trách nhiệm với những lời đã nói trước Quốc hội.
- Xin cảm ơn ông.
Quốc hội sẽ dành thời gian chín ngày làm việc (từ 4 đến 15-11) để thảo luận tại hai hội trường về 14 dự án luật: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đăng ký bất động sản, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Công nghệ thông tin, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Luật sư, Bộ luật Thi hành án, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Điện ảnh.
|
|