Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện số người bán dâm có hồ sơ quản lý của 63 tỉnh, thành phố là hơn 11,2 nghìn người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là hoạt động khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Bên cạnh đó còn 711 tụ điểm, địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Đồng Nai, Khánh Hòa, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện nay, công tác phòng, chống mại dâm còn nhiều tồn tại hạn chế. Thứ nhất, việc triển khai nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm ở các địa phương chưa đồng bộ; công tác phối hợp liên ngành chưa tốt, chưa có sự phân công, phân nhiệm, giao mục tiêu, chỉ tiêu theo nội dung Chương trình phòng, chống mại dâm 2016-2020. Tiếp đến, việc thực thi pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm của các cơ quan chức năng chưa nghiêm, mới chỉ tập trung xử lý chủ chứa, môi giới, người bán dâm, không xử lý nghiêm người mua dâm theo đúng quy định pháp luật do vậy hiệu quả trong việc răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm không cao;
Tại các địa phương, chưa chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp mới trong phòng, chống tệ nạn mại dâm; hoạt động của các mô hình thí điểm giảm hại và hỗ trợ người hoạt động mại dâm hoàn lương còn đơn giản, chưa phù hợp chủ yếu thông qua hình thức tuyên truyền, truyền thông, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ; chưa hình thành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt, dễ tiếp cận với người bán dâm và nạn nhân của bóc lột tình dục.
Các tỉnh, thành phố chưa quan tâm, bố trí nguồn lực, kinh phí phòng, chống mại dâm từ ngân sách địa phương, trong khi nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương hạn chế, nên không đáp ứng đủ nguồn lực cho công tác này.
Về nguyên nhân, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, do hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống mại dâm hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống mại dâm trong tình hình mới dẫn đến việc chưa có cơ chế, chính sách phù hợp cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại, hỗ trợ người bán dâm hoàn lương;
Ở nhiều địa phương, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống mại dâm; chưa chỉ đạo quyết liệt, liên tục đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật hành chính liên quan đến mại dâm;
Hiện nay, việc phòng, chống mại dâm tập trung vào các hoạt động phòng ngừa, thông qua việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh mại dâm, trong khi đó, cơ quan chuyên trách (Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) có trách nhiệm kiểm tra nhưng không có thẩm quyền xử phạt … nên hiệu quả phòng ngừa không cao, không đủ sức răn đe đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
▪ Đấu súng nghẹt thở với tội phạm ma túy, thu 20 bánh heroin (22/08/2016)
▪ Hoạt động chống tội phạm ma túy ở Tam Giác Vàng (20/08/2016)
▪ Nhức nhối ma túy tổng hợp trên biên giới Việt - Trung (19/08/2016)
▪ Thanh Hóa: Gia tăng tội phạm sử dụng ma túy tổng hợp (18/08/2016)
▪ Rà soát các cơ sở sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức (16/08/2016)
▪ Phá án ngoạn mục: Lật tẩy ông trùm gái gọi qua mạng (16/08/2016)
▪ Nhổ và hủy 3.000 m2 cần sa trên núi (15/08/2016)
▪ Xây dựng Tòa ma túy: Vai trò của ngành LĐTBXH (13/08/2016)
▪ Bắt nhóm “ma cô” ép “gái gọi” đi bán dâm (12/08/2016)
▪ Hà Giang bác thông tin 16 vụ bắt cóc trẻ em lấy nội tạng (11/08/2016)