Đó là chia sẻ của ông Kenneth Robertson - Cố vấn Điều trị lạm dụng chất gây nghiện, thuộc Cục Quản lý điều trị nghiện và sức khỏe tâm thần Mỹ (SAMHSA) về kinh nghiệm xây dựng Tòa ma túy tại Mỹ và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
![]() |
Ông Kenneth Robertson. Ảnh Nhật Thy |
Tòa Điều trị nghiện ma túy (Drug Treatment Court) hay còn được gọi là Tòa ma túy (Drug Court) là một chương trình tổng hợp, kết hợp giữa các giải pháp tư pháp, điều trị, phục hồi và giám sát dựa vào cộng đồng dành cho người nghiện ma túy. Tòa ma túy đầu tiên được hình thành tại thành phố Miami, bang Florida, Mỹ năm 1989 nhằm ngăn chặn tỷ lệ tái phạm đang ngày càng gia tăng trong những người phạm tội về ma túy nghiêm trọng. Kể từ đó, Tòa ma túy đã phát triển ra toàn Hoa Kỳ, thành một phong trào mang tính quốc gia và được đánh giá là “sáng kiến tư pháp có ý nghĩa nhất” tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
Tòa ma túy hướng tới việc giám sát hiệu quả những người bị buộc tội sở hữu ma túy đang chờ để xét xử. Cùng với việc phục hồi từ nghiện ma túy, người tham gia chương trình Tòa Ma túy còn có được những lợi ích về kinh tế - xã hội rõ ràng như: giáo dục, việc làm, cải liện mối quan hệ gia đình, cũng như tăng sự tự trọng về giá trị của bản thân
Ông Kenneth Robertson cho biết, ở Hoa Kỳ, 75% đối tượng không bị tái phạm tội sau 2 năm hoàn thành quá trình điều trị thông qua tòa ma túy. Nhiều nghiên cứu khẳng dịnh mạnh mẽ việc giảm tội phạm sau 3 năm và có thể tới 14 năm sau điều trị. Tòa ma túy giảm tới trên 45% tỷ lệ tội phạm so với các lựa chọn tuyên án khác. Tòa ma túy cũng giảm tới 50% việc sử dụng hàng đá so với điều trị cộng đồng đơn thuần.
Hơn thế nữa, Tòa ma túy còn tiết kiệm 3,36 USD cho mỗi 1 USD đầu tư vào tòa ma túy do giảm các chi phí liên quan đến tội phạm; lợi ích mang lại đến 27 USD cho 1 USD đầu tư do giảm các chi phí liên quan tới xung đột và các chi phí y tế. Tòa ma túy giúp tiết kiệm từu 3000 USD đến 13.000 USD trên một trường hợp. Những chi phí tiết kiệm có được từ việc giảm chi phí bắt, giam giữ, xét xử, giảm tái phạm và sự ngược đãi.
Về tiến trình triển khai mô hình Tòa ma túy của Việt Nam, ông Kenneth Robertson cho biết từ năm 2009, SHAMSHA đã hỗ trợ đánh giá mô hình các Trung tâm 06 và điều trị nghiện tại Việt Nam. Năm 2010, Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nguyên Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm đã thăm mô hình Tòa ma túy và dịch vụ điều trị nghiện tại nghiện. Năm 2013, Chủ tịch UBQG khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc đã dự một phiên tòa ma túy và thăm các cơ sở điều trị nghiện tại cộng đồng. Việt Nam cũng đã cam kết bỏ mô hình cai nghiện bắt buộc vào năm 2020. Hiện cũng đã thành lập Ban Chủ nhiệm/Tổ giúp việc xây dựng Tòa ma túy tại Việt Nam. Tòa ma túy tại Việt Nam sẽ được triển khai nếu được Quốc hội phê duyệt vào giữa năm 2017.
Theo ông Kenneth Robertson, bởi tất cả các bên đều phải phối hợp cùng nhau để vận hành Tòa ma túy nênViệt Nam sẽ cần phải xây dựng mới những cấu phần còn thiếu trong hệ thống. Cụ thể như cơ quan quản chế có trách nhiệm giám sát người tham gia chương trình tại cộng đồng và báo cáo lại với Tòa. Cơ quan quản chế là cơ quan đặc biệt bán vũ trang nhưng cũng có vai trò tư vấn để hỗ trợ người tham gia chương trình trong tuân thủ điều trị.
Ngành LĐTBXH sẽ cần phải xác định rõ cả hai vai trò quản chế và công tác xã hội. Cảnh sát khu vực có thể được tập huấn để đảm nhiệm vai trò này hoặc ngành LĐTBXH sẽ làm cả vai trò giám sát và phối hợp.
Vai trò của ngành LĐTBXH sẽ được nâng lên khi đảm nhiệm vai trò của cơ quan tiền xét xử, làm các nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá, sàng lọc, báo cáo, quản lý trường hợp hoặc là cầu nối giữa Tòa với các cơ quan quản chế.
Ông Kenneth Robertson cho biết, SHAMSHA sẽ hỗ trợ Việt Nam qua nhóm giúp việc đa ngành về tòa ma túy đã được thành lập; hỗ trợ Việt Nam học hỏi tại Mỹ; dịch và chia sẻ các tài liệu liên quan đến Tòa ma túy; đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật…
▪ Bắt nhóm “ma cô” ép “gái gọi” đi bán dâm (12/08/2016)
▪ Hà Giang bác thông tin 16 vụ bắt cóc trẻ em lấy nội tạng (11/08/2016)
▪ Vụ bé 6 tuổi bị xâm hại ở Vũng Tàu: Cần sự công tâm của pháp luật (10/08/2016)
▪ Áp dụng biện pháp hành chính đưa người nghiện đi cai: “Nghẽn” từ khâu đầu tiên (09/08/2016)
▪ Bổ sung điều kiện cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ (08/08/2016)
▪ Thành phố cửa khẩu nỗ lực đẩy lùi tội phạm mua bán người (04/08/2016)
▪ Hà Nội: Chỉ đạo điểm xử lý đối tượng nghiện tại 6 quận, huyện (03/08/2016)
▪ Đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm (02/08/2016)
▪ Gái mại dâm “hòa nhịp” cùng công nghệ số (01/08/2016)
▪ Phối hợp ngăn chặn tội phạm ma túy qua đường hàng không (30/07/2016)