Xin phép xây dựng nhà
Các Website khác - 18/11/2005
Hỏi: Gia đình tôi muốn phá nhà cũ đi, xây dựng nhà mới bốn tầng, vậy tôi xin hỏi thủ tục xây mới có bắt buộc phải xin phép không?
Trả lời: Căn cứ vào Điều 62 của Luật Xây dựng thì trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp "... các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình".

Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Điều 63 Luật này quy định: "Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng công trình; giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Nội dung của giấy phép xây dựng bao gồm: địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình; loại cấp công trình; cốt xây dựng công trình, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; bảo vệ môi trường và an toàn công trình; đối với công trình dân dụng; những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình; hiệu lực của giấy phép.

Khi thực hiện việc xin cấp giấy phép xây dựng, chị có quyền yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng và được khởi công xây dựng công trình nếu sau thời gian quy định mà cơ quan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằng văn bản khi đã đủ các điều kiện quy định. Và chị phải thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho UBND phường nơi xây dựng công trình trong thời hạn 7 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình.

-------------------

Đào tạo lại nghề cho người lao động

Hỏi: Để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần sau khi chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước, công ty bố trí tôi thuộc đối tượng phải đào tạo lại nghề cùng với một số công nhân viên khác. Như vậy, theo quy định hiện hành, trong khoảng thời gian này, tôi sẽ được hưởng những chế độ như thế nào?

Trả lời: Về chính sách đối với người lao động thuộc diện đào tạo lại nghề để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần, căn cứ Thông tư số 13/2005/TT-BLĐTB-XH (25-2-2005) hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 187/2004/NĐ- CP (16-1l-2004): trong thời gian đào tạo lại nghề, công ty cổ phần tiếp tục trả lương cho người lao động theo mức độ do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 70% mức lương ghi trong hợp đồng lao động đã được ký kết.

Công ty cổ phần tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian đào tạo nghề theo quy định của pháp luật (theo mức lương thỏa thuận ghi trong họp đồng học nghề). Thủ tục về hợp đồng học nghề thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo lại nghề thực hiện thco quy định tại tiết b khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 187/2004/NĐ- CP của Chính phủ và tiết b điểm 1 Mục VI của Thông lư số 126/2004/TT-BTC.

Sau thời gian đào tạo lại nghề công ty cổ phần có trách nhiệm bố trí việc làm cho người lao động. Người lao động được đào lạo lại nghề nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí đào tạo và các khoản khác nếu có.

--------

Điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên?

Hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về những điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên?

Trả lời: Thông tư liên bộ số 09/TT-LB ngày 13-4-1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

- Lao động thể lực quá sức (mức tiêu hao năng lượng lớn hơn 4 Kcal/phút, nhịp tim 120/phút).

- Tư thế làm việc gò bó, thiếu dưỡng khí.

- Trực tiếp tiếp xúc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gene, gây ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào gây ung thư, gây tác hại sinh sản lâu ngày (gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), gây bệnh nghề nghiệp và các tác hại khác.

- Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm.

- Tiếp xúc với chất phóng xạ (kể cả các thiết bị phát tia phóng xạ).

- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép.

- Trong môi trường có độ rung ồn ào hơn tiêu chuẩn cho phép.

- Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng hơn 40 độ C về mùa hè và trên 35 độ C về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.

- Nơi có áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn áp suất khí quyển.

- Trong lòng đất.

- Nơi cheo leo nguy hiểm.

- Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành niên.

- Nơi gây ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách.

Ngoài ra, phần C Thông tư 03/TTLB ngày 28-1-1994 của Liên Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội và Y tế cũng quy định các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ chưa thành niên như sau:

- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép.

- Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất mà sự tích lũy của nó trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào, dễ gây sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng nhau thai, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa mẹ, viêm nhiễm đường hô hấp.

- Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 45 độ C trở lên về mùa hè và từ 40 độ C trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.

- Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

- Tư thế làm việc gò bó hoặc thiếu dưỡng khí.

Theo Tổng hợp