JAMAICA là một trong số bốn quốc gia được lựa chọn trong một dự án nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ nhận thức, quan điểm, cách thức ứng xử của các dược sĩ ở từng vùng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Dự án này được tiến hành với chủ trương nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ cũng như phương pháp điều trị cho những người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (PLWHA).
Theo tài liệu dự án phác thảo chương trình hành động của trường đai học West Indies HIV/AIDS Response thì để có thể đánh giá được những vấn đề đó, điều cần thiết là phải quan tâm đặc biệt tới những điều kiện về chế độ chăm sóc và chữa trị cũng như chất lượng của những chế độ đó đối với người bệnh ra sao".
Vai trò thiết yếu của dược sĩ
Theo như bản tài liệu dự án cung cấp, "Dược sĩ chính là nhóm đối tượng có mặt trên hầu hết các vùng trong toàn quốc, họ đóng một vai trò hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng đúng đắn thuốc trống virus HIV. Do phải chịu trách nhiệm về việc mua bán, phân phối và chỉ định việc dùng thuốc nên họ có quan hệ mật thiết với đội ngũ các thầy thuốc, y tá, nhà tâm lý học và các nhà hoạt động xã hội trong việc đưa ra những tư vấn và hướng dẫn sử dụng cho các sản phẩm y dược. Đó chính là lý do tại sao, việc đánh giá nhu cầu đào tạo của họ là một thành tố cần thiết trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc của PLWHA ở vùng biển Caribe này".
Một nghiên cứu năm 2002 tiến hành với 35 đối tượng là các dược sĩ ở Bahamas đã cho thấy, các dược sĩ cần được trang bị thêm những kiến thức về căn bệnh thế kỷ và tại các hiệu thuốc ở các vùng đều thiếu một chế độ chăm sóc điều trị thuốc chuyên biệt với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Thậm chí một số dược sĩ còn tỏ ra thiếu hiểu biết ngay cả với sự an toàn của mình trước nguy cơ lây nhiễm.
Mục tiêu của dự án
Tại Hội nghị doanh nghiệp và khoa học lần thứ ba của UWIHARP tổ chức tại Barbados hồi tháng năm vừa qua, cô Ellen Campbell – Grizzle, chủ tịch Hiệp hội dược sĩ về Caribe (Caribbean Association of Pharmacists - CAP) cho biết: "Rất nhiều dược sĩ tin rằng mình không thể nhiễm HIV/AIDS bởi niềm tin "mình chỉ có một bạn tình", thế nhưng lại cũng có người thấy rằng họ rất có thể đã nhiễm bệnh thông qua truyền máu hoặc các lần chữa răng".
Dự án lần này sẽ được tiến hành tại Bahamas, Barbados và St. Luccia. Cho tới nay, nó được nhận được sự ủng hộ về mặt tài chính là 4,9 triệu đô la Mỹ từ các công ty dược như Merck Sharp và Dohme. UWIHARP cũng sẽ phối hợp hoạt động với CAP và Mạng lưới đào tạo khu vực về HIV/AIDS vùng Caribe. Việc thực hiện bản nghiên cứu được đề xuất là một trong những nỗ lực nhằm giảm thiểu tình trạng phân biệt đối xử và xúc phạm tới các nạn nhân nhiễm HIV/AIDS, bởi lẽ, điều này được coi là "một lực cản rất lớn trong hành trình vươn tới mục tiêu cung cấp chế độ chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất cho những đối tượng nhiễm bệnh này".
Dương Kim Thoa dịch từ
▪ Hội trại "Tuổi trẻ đoàn kết phòng chống ma túy, HIV/AIDS" (25/06/2005)
▪ Những cô gái chống lại tử thần (21/06/2005)
▪ Xét nghiệm HIV cho kết quả sau 20 phút (21/06/2005)
▪ Xây dựng chính sách về chăm sóc trẻ nhiễm HIV (18/06/2005)
▪ Mỹ và Ấn Độ bắt tay hợp tác trước đại dịch HIV/AIDS (19/06/2005)
▪ Triển khai dự án cộng đồng phòng chống HIV trong cả nước (17/06/2005)
▪ HIV/AIDS không còn là án tử hình (19/06/2005)
▪ Sẽ sớm sản xuất loại bao cao su mới cho phụ nữ (19/06/2005)
▪ Dành trái tim và khối óc cho những người nhiễm HIV (17/06/2005)
▪ Trung Quốc đề ra giải pháp mới phòng chống HIV/AIDS (16/06/2005)