Lấy chủ đề "Thiên đường giá lạnh và cuộc sống bị gián đoạn", triển lãm cho khán giả thấy những nét chân thực trong đời sống của những người nhiễm HIV/AIDS ở các vùng xa xôi châu Phi.
Ông Joleen Nevers, nhà giáo dục y tế tại Dịch vụ y tế sinh viên nhận xét về triển lãm này: "Trái với triển lãm nghệ thuật trong trại giam, chúng tôi muốn sinh viên của mình có một tầm nhìn về viễn cảnh toàn cầu của đời sống những người nhiễm HIV/AIDS".
Trong triển lãm ảnh còn đặt hai màn hình tivi cạnh nhau. Một màn hình chiếu đoạn phim tài liệu ngắn nói về hoạt động trao đổi giữa tác giả McCullin và các nhân vật chính trong những bức ảnh của ông. Màn hình còn lại trình chiếu thật chậm tất cả các bức ảnh đen trắng được trưng bày trong triển lãm. Tất cả những bức ảnh này đều cho thấy cuộc sống hàng ngày của những gia đình phải đối mặt với đại dịch HIV/AIDS.
Trong đoạn phim tư liệu được trình chiếu, một người phụ nữ châu Phi nói: "Hầu hết người dân đều ghét những người nhiễm HIV vì họ không biết sự khác biệt giữa người nhiễm HIV và người nhiễm AIDS. Họ phớt lờ chuyện đó. Họ cần được nói để hiểu rõ hơn".
Theo ông Nevers, mục tiêu chính của triển lãm lần này là nhằm giáo dục cho sinh viên đại học các thông tin về HIV.
Ông nói: "Chúng tôi hy vọng chỉ cần lướt qua một chút triển lãm này sẽ khiến các sinh viên chịu khó tìm hiểu về HIV hơn một chút".
Trong cuốn phim tài liệu trình chiếu, phóng viên báo ảnh McCullin đã phải tới nhiều vùng thị trấn, thị tứ khác nhau của châu Phi để gặp gỡ, trao đổi với những người nhiễm bệnh nhằm hiểu thêm về những nỗ lực chống đỡ bệnh tật trong cuộc sống của họ. Mỗi bức ảnh của McCullin đều có những lời minh họa cho biết rõ về nhân vật trong ảnh cùng hoàn cảnh bản thân họ.
Cô Jessica Prince, sinh viên ngành nhiếp ảnh và tâm lý học khi ngừng xem các bức ảnh đã nói: "Tôi nghĩ trường đại học đã làm được một việc hết sức hữu ích là giúp sinh viên hiểu được những vấn đề liên quan đến quyền con người".
Việc đặt vị trí triển lãm tại nút giao thông khá đông đúc khiến triển lãm không thu hút được nhiều khách tham quan vì thiếu một không khí thường có như ở nhiều triển lãm khác. Tuy nhiên, trong nhịp sống bận rộn của các sinh viên đại học, địa điểm này lại rất thích hợp với những người vốn không có thói quen dành thời gian đến chiêm ngưỡng những triển lãm như thế này.
Prince cũng là một sinh viên như thế, cô nói: "Tôi chỉ đi qua đây và có vài phút trước khi vào lớp, vì vậy tôi có thể đứng lại để ngắm các bức ảnh chỉ trong giây lát. Song dẫu sao tôi cũng đã thu được rất nhiều thông tin bổ ích".
Lễ đón tiếp cuối cùng của triển lãm được tổ chức vào ngày 28/11, từ 19 đến 20 giờ và đây cũng là ngày kết thúc triển lãm. Tất cả các sinh viên và thành viên của các trường đại học sẽ được mời tới dự lễ bế mạc, buổi bế mạc sẽ có chiêu đãi tiệc và thảo luận về nghệ thuật.
Kim Thoa theo http://www.dailycampus.com
▪ Ghana: Tổ thức hội thảo về HIV/AIDS cho các đạo diễn trẻ (22/11/2005)
▪ Hội nhà văn liên châu Phi: Đưa HIV/AIDS vào nội dung sáng tác, tuyên truyền (21/11/2005)
▪ Washington: Báo cáo danh sách người nhiễm HIV bằng tên hay mã số? (19/11/2005)
▪ Các cơ quan LHQ chấp thuận đẩy nhanh công tác phòng chống HIV ở châu Phi (17/11/2005)
▪ Nigeria: Dùng tin nhắn điện thoại tuyên truyền về HIV/AIDS (15/11/2005)
▪ Cấm đưa tin về người nhiễm HIV trong cơ sở cai nghiện (14/11/2005)
▪ Bộ dụng cụ xét nghiệm HIV mới ở Canada (12/11/2005)
▪ Scotland giúp Malawi chống HIV/AIDS (11/11/2005)
▪ Hướng dẫn dự phòng HIV/AIDS tại nơi làm việc (10/11/2005)
▪ Hợp tác quốc tế để đối phó với thuốc lắc (08/11/2005)