Scotland giúp Malawi chống HIV/AIDS
Các Website khác - 11/11/2005

Vị bộ trưởng thứ nhất Jack McConnell đã đưa ra lời cam kết nói trên trong buổi khai mạc hội nghị hai ngày tại Edinburgh.

Theo đó, Scotland sẽ hỗ trợ Malawi những công tác chuyên dụng trong điều trị HIV/Aids.

Các hỗ trợ y tế này chiếm một phần trong tổng vốn tài trợ 2.4 triệu bảng cho các chương trình giáo dục và phát triển kinh tế tại Malawi.

Ông  Bingu wa Mutharika, tổng thống Malawi, cho biết, mỗi năm có khoảng 85,000 người ở nước ông chết vì căn bệnh thế kỷ.

Còn ông McConnell công bố trước hội nghị về tuổi thọ trung bình hiện nay của người dân Malawi là 37 song cho tới năm 2010 có lẽ chỉ còn 35.

Chương trình hỗ trợ 3 năm

Cũng theo ông McConnell, trẻ dưới 5 tuổi ở đất nước châu Phi này có nguy cơ tử vong cao gấp 27 lần so với những em đồng lứa ở Scotland.

Ông nói: "Chúng tôi đã thực hiện ủng hộ chương trình đào tạo 300 y tá Malawi kéo dài trong 3 năm. Thêm nữa, chúng tôi còn hỗ trợ việc giảng dạy cho các đối tượng như nhân viên y tế đã qua huấn luyện, các bà đỡ và chuyên gia y tế".

Chúng tôi cố gắng để tạo dựng những khả năng điều trị chuyên biệt về HIV/Aids kể cả hỗ trợ các nhân viên tình nguyện VSO" ((Voluntary Service Overseas - Dịch vụ tình nguyện hải ngoại).

Khoản quỹ điều hành trọn gói trong chương trình 3 năm nói trên là số tiền đầu tiên do Quỹ phát triển quốc tế của Scotland chu cấp.

Theo ông Patricia Ferguson, bộ trưởng chịu trách nhiệm về về phát triển quốc tế, khoản tiền mặt này sẽ dùng cho công tác đào tạo giáo viên, nâng cấp bệnh viện và tạo điều kiện học hành cho nông dân.

Trong bài phát biểu của vị bộ trưởng thứ nhất, ông này đã phác thảo sơ lược kế hoạch nhân đạo nhằm giúp đỡ quốc gia nghèo thứ 10 thế giới Malawi đồng thời khẳng định, đây là nhiệm vụ thích hợp giao cho ban điều hành Scotland đảm nhiệm.

Sau hội nghị thượng đỉnh G8 và báo cáo của Uỷ ban châu Phi, ông McConnell cho biết, đã tới lúc cần làm gì đó thật hiệu quả để giúp các nước phát triển và đang phát triển chấm dứt tình trạng đói nghèo.

Ông nhấn mạnh: "Rõ ràng là nếu ngày nay chúng ta không tham gia hỗ trợ những giải pháp giúp châu Phi, chúng ta đã vô tình góp phần làm trầm trọng thêm những khó khăn hiện tại.

Cùng với nhiều người phát triển khác, Scotland đã làm được rất nhiều hoạt động tích cực trong vài thập kỷ qua.

Tôi rất hy vọng rằng qua hoạt động hợp tác, hỗ trợ này, người ta sẽ bớt thực dụng hơn, sẽ đánh giá đúng những gì chúng tôi làm được và chia sẻ với chúng tôi những niềm vui tinh thần cũng như thái độ lạc quan có thể thấy rất rõ ở Malawi.

Đôi nét về Công nương Royal

Hội nghị kéo dài 2 ngày nói trên do Công nương Royal, người Scotland đầu tiên tới Malawi năm 1982, tổ chức.

Cô nói: "Vậy là những cư dân Malawi đã có thể quay về với những thay đổi tích cực hơn.

Họ là những người thông minh và rất có nhiệt tình sống, điều này bộc lộ qua khả năng làm thầu khoán và năng lực dồi dào của các thương nhân trong cả nước.

Với sự hỗ trợ cần thiết, sự chỉ đạo của chính phủ và các đối tác quốc tế, chắc chắn họ sẽ phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có trong sự nghiệp của bản thân".

Kim Thoa theo http://news.bbc.co.uk