215. Đặt vòng tránh thai có tác dụng phụ gì? Xử lý như thế nào?
Việc đặt vòng tránh thai thường không gây khó chịu gì rõ rệt, nhưng có một số phụ nữ sau khi đặt vòng xong, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ. Vì sau khi đặt vòng tránh thai vào khoang tử cung, do bị vòng đè vào, niêm mạc tử cung có thể viêm nhẹ hoặc bị kích thích, niêm mạc tử cung ở chỗ có vòng đè vào do bị ép nén nên hay có sự tăng sinh biểu mô, có một ít tế bào hạt trung tính, tế bào hạch đơn, tế bào dịch tương thấm dần vào và albumin của dịch tương đậm đặc thấm ra. Đồng thời, để thải các dị vật ra ngoài, tử cung bắt đầu tăng cường co bóp.
Vì thế sau khi đặt vòng xong, một số phụ nữ bắt đầu cảm thấy có những phản ứng của thai nghén như váng đầu, mệt mỏi, tâm trạng hoảng hốt, rồi có những triệu chứng nhu mỏi lưng nhẹ, đau thắt lưng, bụng dưới khó chịu và có cảm giác giác tụt bụng xuống v.v…, âm đạo có thể chảy ra một ít chất nhầy có lẫn máu, khí hư ra hơi nhiều.
Những triệu chứng này hay phát sinh ở thời kỳ đầu mới đặt vòng, thông thường không phải xử lý gì, đợi cơ thể nhanh chóng hồi phục và thích ứng với sự thay đổi của niêm mạc tử cung thì những triệu chứng này có thể tự biến mất trong một thời gian ngắn. Nếu trong bụng dưới và thắt lưng đau rõ hẳn có thể uống thuốc giảm đau. Nếu chữa trị không có hiệu quả, các triệu chứng ngày càng nặng thêm thì có thể xem xét lấy vòng ra.
Một tác dụng phụ nữa là, sau khi đặt vòng, có một số phụ nữ hành kinh nhiều lên với mức độ khác nhau. Có người có biểu hiện chu kỳ kinh ngắn lại, kỳ kinh kéo dài ra, lượng kinh nhiều lên. Có người thì kỳ kinh kéo dài ra, ra máu dầm dề không sạch. Cũng có người ra khí hư có lẫn máu. Vẫn chưa rõ nguyên nhân của những biểu hiện trên, có thể có liên quan đến vòng tránh thai kích thích niêm mạc tử cung dẫn đến thành phần hóa học của các tổ chức bị thay đổi, gây ra ngưng máu từng chỗ mà xảy ra hiện tượng này.
Tỷ lệ phát sinh tình trạng chảy máu có liên quan tới loại vòng, tình trạng chảy máu do vòng nhựa và vòng có hàm lượng đồng gây ra khá cao, ở vòng kim loại thì khá thấp. Sau khi đặt vòng,nếu kinh nguyệt ra máu nhiều lại thất thường thì phải chữa trị. Thường sau 2~3 tháng là khỏi. Có thể uống vitamin K, an lạc huyết. Nếu máu vẫn không cầm thì phải đến bệnh viện khám và chữa trị.
216. Sử dụng thuốc tránh thai có hiệu quả ngắn ngày như thế nào?
Loại thuốc tránh thai có hiệu quả trong một thời gian ngắn đang được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm viên tránh thai số I (viên bọc đường màu trắng tổng hợp) và viên tránh thai số II (viên bọc đường màu vàng nhạt tổng hợp). Những loại thuốc này có tác dụng tránh thai bằng cách kiềm chế buồng trứng rụng trứng, lượn thuốc ít, hiệu quả chắc chắn. Khi những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ có cơ thể khỏe mạnh cần tránh thai, đều có thẻ uống được. Cách uống cụ thể như sau:
Bắt đầu từ ngày hành kinh thứ 5, mỗi tối uống 1 viên, uống liền trong 22 ngày, thông thường sau khi ngừng thuốc từ 1~5 ngày thì hành kinh. Sau vòng hành kinh tháng sau cũng uống thuốc như vậy. Thời gian uống thuốc tốt nhất là sau bữa ăn cơm và trước khi đi ngủ. Nếu phải làm việc vào ca ba, có thể uống vào trước lúc đi ngủ mỗi ngày.
Bởi vì những viên thuốc uống trong 22 ngày chỉ có thể tránh thai trong 1 tháng, cho nên phải uống thuốc đúng thời hạn hàng tháng. Lỡ có quên uống thuốc, khi phát hiện ra phải uống bổ sung 1 viên. Nếu thường xuyên quên uống thuốc thì sẽ thất bại trong việc tránh thai.
Nếu trong thời gian uống thuốc thấy có các phản ứng tương tự như có thai, như buồn nôn, váng đầu, thèm ngủ v.v… thì có thể uống vitamin B6 và vitamin C cho đến khi uống hết thuốc tránh thai của 1 tháng đó. Nếu lượng máu ra nhiều hoặc ra máu vào 2~3 ngày cuối cùng của đợt uống thuốc thì coi lần ra máu đó là ra máu hành kinh.
Đến ngày thứ 5 lại bắt đầu uống đợt thuốc mới trong vòng 22 ngày. Nếu sau khi ngừng uống thuốc một tuần mà vẫn chưa hành kinh thì bắt đầu uống tiếp một tuần thuốc nữa, bắt đầu từ ngày thứ bảy của tuần ngừng thuốc. Nếu liên tục 2~3 tháng vẫn không hành kinh thì phải ngừng hẳn thuốc, sau khi hành kinh trở lại lại tiếp tục uống thuốc.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Lột da toàn thân hay đi hành xác (03/12/2004)
▪ Cuộc chiến chống virus (03/12/2004)
▪ Các biện pháp chữa hôi nách (03/12/2004)
▪ Người cao tuổi dễ mắc bệnh tuyến giáp (03/12/2004)
▪ Các cách đơn giản chữa bệnh thông thường (03/12/2004)
▪ 400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 112) (02/12/2004)
▪ 100 bác sĩ tham gia lớp huấn luyện cấp cứu (02/12/2004)