231. Phụ nữ có thai hút thuốc uống rượu có ảnh hưởng gì tới thai nhi?
Việc cấm hút thuốc là, nếu chỉ là lời kêu gọi đối với một số người, thì đối với phụ nữ có thai, nó là một mệnh lệnh. Bởi vì hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn nguy hại nhất định đối với thai nhi. Trong hơi thuốc mà lá thuốc nhả ra sau khi đốt lên, chứa hơn 1200 hợp chất hóa học, trong đó có khoảng hơn 500 loại có hại tới cơ thể con người, chủ yếu là Ni-co-tin, hợp chất Xi-a-nô-gien (tiếng Anh là “cyanogen”) và Các-bon- nic. Ni-cô-tin tác dụng vào mạch máu, làm mạch máu co lại, không thể cung cấp và trao đổi ôxy một cách đầy đủ, khiến thai nhi bị thiếu ôxy, dẫn đến tình trạng làm cho nhau thai bị rụng sớm người mẹ bị hội chứng cao huyết áp thai nghén và con bị hủi… và đe dọa đến tính mạng của mẹ và con. Hợp chất Xi-a-nô-gien ngăn cản quá trình ôxy hóa của các tổ chức. Các bon nic kết hợp với albumin trong hồng cầu, tạo thành albumin hồng cầu có CO, không có lợi cho việc lưu thông và lợi dụng ôxy, trong cơ thể, khiến thai nhi không cung cấp đủ ôxy. Thai nhi thường xuyên ở trong trạng thái thiếu ôxy thì không thể phát triển bình thường được, thậm chí còn bị dị tật.
Bộ y tế nước Mỹ năm 1979 cho biết qua điều tra hơn 500.000 ca đẻ đã chứng minh rằng, phụ nữ có thai hút thuốc có thể làm cho thể trạng trẻ sơ sinh giảm trung bình là 200 gam (tức 0,2 kg). Ở nước Anh, qua điều tra đã phát hiện thấy rằng, tỷ lệ nữ có thai mà hút thuốc cao hơn ở những người có thai không hút thuốc. Cho nên vì sự khỏe mạnh của đời sau, phụ nữ có thai và những người thân trong gia đình họ không nên hút thuốc. Vì người trong gia đình hút thuốc, người phụ nữ có thai sẽ hít khói thuốc vào người, như vậy có thể tạo thành kết quả xấu như đã nêu ở trên.
Tinh rượu cũng là một trong những chất gây nên những dị tật tương đối hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Phụ nữ uống rượu có thể làm cho mạch máu của nhau thai bị co giật, thai bị thiếu ôxy mà ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây nên thai ít cân hoặc có dị tật. Tác dụng nguy hại của tinh rượu đối với thai nhi chủ yếu là làm tổn thương tế bào não, khiến tế bào não ngừng phát triển, giảm số mục, khiến hình dạng kết cấu não khác hẳn đi và chức năng bị hạn chế, dẫn đến trí lực kém ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí gây nên liệt não. Những khi quan chủ yếu bị dị tật là bộ phận đầu mặt bị kỳ dị như đầu nhỏ, nứt mắt, sụt sống mũi, xương cằm trên bị thiếu v.v… và ngón tay ngón chân nhỏ ngắn, bị bệnh tim bẩm sinh và dị tật nội tạng. Nhà học giả người Mỹ Smit gọi đó là “Hội chứng trúng độc tinh rượu thai nhi”. Cái gọi là “Trẻ ngày chúa nhật” là chỉ những đứa trẻ đần độn được mang thai sau khi uống rượu điên cuồng. Có người thống kê, 30% thai nhi của những phụ nữ có thai nghiện rượu bị dị dạng như não nhỏ, bị bệnh mắt và tim… và chậm lớn, phát triển không tốt. Nhìn chung, việc càng uống nhiều rượu trong mấy tháng đầu mới mang thai, thì trẻ bị dị dạng càng nhiều. Có thể thấy rằng, vì sức khỏe của trẻ, người mẹ tất phải kiêng rượu.
132. Viêm nhiễm các bệnh virus trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng xấu gì tới thai nhi?
Sau khi mang thai, nếu bị nhiễm các bệnh virus, không những ảnh hưởng tới người mẹ mang thai mà cũng có hại tới thai nhi, đặc biệt là vì thể tích của virus nhỏ bé, có thể qua nhau thai mà vào máu của thai nhi, trực tiếp làm hại thai nhi. Cũng có trường hợp virus sinh trưởng, phát triển trong cơ thể mẹ, chất độc mà virus sản sinh ra và các chất virus tiết ra đã tác động xấu tới thai nhi, gây ra sảy thai, đẻ non, chết thai và dị tật của thai… Nhất là 3 tháng đầu mới mang thai, các bộ phận trong cơ thể thai nhi vẫn chưa hình thành đầy đủ, càng dễ bị virus xâm phạm cho nên nếu bị viêm nhiễm các bệnh virus trong mấy tháng đầu mới mang thai, rất dễ làm cho thai nhi bị dị tật. Chẳng hạn như bệnh sởi, có thể làm cho thai nhi bị dị dạng thường là bị viêm võng mạc mắt, điếc tai, bệnh tim bẩm sinh, đầu bé và trí lực kém; chứng virus tế bào gốc có thể làm cho trẻ bị dị dạng vì đầu bé, bị viêm võng mạc mắt bị đần độn, bị tích nước ở não, mù màu sắc, gan tỳ sưng to, tai điếc… bệnh cúm dịch (tức cúm virus) có thể làm cho hệ thống thần kinh không bình thường như nứt môi, không có não, nứt cột sống… Virus của bệnh đậu mùa có thể làm cho thai nhi bị teo cơ, tứ chi phát triển không đều, mắt quá nhiều lòng trắng, mắt nhỏ, viêm võng mạc mắt, khô dây thần kinh mắt, đầu nhỏ xíu… Virus của bệnh quai bị có thể làm cho thai nhi bị dị dạng và chết. Bệnh viêm gan siêu vi khuẩn có thể làm cho trẻ sinh ra bị dị dạng, do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được kiện toàn, rất dễ trở thành người mang virus và có khả năng bị cứng gan và ung thư gan.
Qua những điều đã nói ở trên có thể thấy rằng, phụ nữ bị nhiễm các bệnh có virus sẽ gây hại rất lớn đối với thai nhi, có chuyên gia cho biết: trong số trẻ bị đần độn có 20% trẻ do bị nhiễm sắc thể, hơn 20% trẻ là do viêm nhiễm virus gây nên. Có thể thấy rằng chú ý giữ vệ sinh, sức khỏe phòng chống lây nhiễm các bệnh virus trong thời kỳ có thai. Thai càng nhỏ, tỷ lệ dị tật phát sinh càng nhiều. Theo con số thống kê, bị bệnh sởi trong thời gian mới mang thai được một tháng thì tỷ lệ trẻ bị dị dạng cao, tới 50%, thai được 2 tháng thì tỷ lệ dị dạng chiếm 30%, thai được 3 tháng thì tỷ lệ dị dạng là 20%, thai được 4 tháng thì tỷ lệ dị dạng chiếm 5%. Vì thế, phòng chống các bệnh virus trong mấy tháng đầu có thai là rất quan trọng.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Chǎm sóc đôi chân mùa giá lạnh (25/12/2004)
▪ TP.HCM nghiêm cấm dịch vụ tắm trắng (25/12/2004)
▪ 3 bí quyết trường thọ (25/12/2004)
▪ Giãn tĩnh mạch có chữa được không? (25/12/2004)
▪ Tránh nhiễm trùng rốn sơ sinh (25/12/2004)
▪ Thực đơn thích hợp cho người có nhóm máu O (25/12/2004)
▪ Mối nguy từ phụ gia mỹ phẩm, dược phẩm (25/12/2004)