400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 241)
Các Website khác - 22/01/2005

264. Khơi dậy trí lực của trẻ như thế nào?

Trí lực là lực lượng tinh thần của con người, nói một cách cụ thể là bao gồm sức chú ý, óc quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ, năng lực hoặc tài năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Để có thể khơi dậy tri lực của trẻ được tốt hơn, trước tiên hãy cho trẻ xem nhiều, nghe nhiều, sờ nắm nhiều vào các đồ vật. Bởi vì sự phát triển của trí lực gắn chặt với những tri thức mà trẻ nắm được; mà muốn có được tri thức thì thông qua các hoạt động nhận biết như nhìn, nghe, sờ nắm. Cho nên người lớn tuổi phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều với hoàn cảnh thiên nhiên và môi trường xã hội. Ngoài việc để cho trẻ nhìn thấy, nghe thấy còn phải cố gằng cho trẻ động chân tay sờ nắm một chút. Thứ nữa, phải khêu gợi trẻ hỏi nhiều, nghĩ nhiều. Có nhiều trẻ rất thích hỏi, “vì sao trăng lại mọc buổi tối”, “vì sao trời lại mưa”?, đây là sự biểu hiện của sự năng động của tư duy, hãy nhẫn nại giải đáp cho trẻ. Có cháu không đưa ra được câu hỏi, đã giải thích mà không động não phát hiện vấn đề, thì hãy gợi ý cho trẻ. Khi trẻ quan sát mọi vật,không được sốt ruột hỏi trẻ “là cái gì” mà phải hướng dẫn cho trẻ hay hỏi “vì sao” và “làm thế nào”. Sau khi trẻ nêu ra vấn đề, lại phải huớng dẫn cho trẻ tìm ra đáp án qua sự quan sát và suy nghĩ của trẻ. Ba là khuyến khích tinh thần sáng tạo của trẻ. Khuyến khích trẻ không lặp lại những lời mà người khác đã nói và những cách mà người khác đã làm, không được theo đuôi người khác mà phải tự động não, tìm biện pháp, đây cũng là một cách làm hay khơi gợi trí lực của trẻ. Nhất thiết không đượcđể cho trẻ có những mầm mốmg mô phỏng theo kiểu cách quy định của người lớn, như vậy sẽ hạn chế tinh thần sáng tạo của trẻ.

Nhìn chung chỉ cần quan sát tỉ mỉ, nhẫn nại khơi gợi, khuyến khích trẻ động chân động tay, động não và tiên hành giáo dục một cách thích hợp thì trẻ trở nên thông minh hơn.

265. Trả lời câu hỏi của trẻ như thế nào?

Hiếu kỳ là thiên tính bẩm sinh của những đứa trẻ hoạt bát, ngây thơ. Chúg có sự hứng thú nồng nhiệt đối với mọi cái xung quanh, thích hỏi vô số các câu “ vì sao”. Chúng luôn đứng ngây ra nhìn những đám mây hay thay đổi màu sắc, những bông hoa tuyết trắng xốp, những trận mưa nổi đầy bong bóng và cả ánh trăng theo bước chân người v.v…, trên thựctế là chúng đang nghiên cưú, đang phát hiện bí mật của những điều thần kỳ đó! Đối với một số hiện tượng tự nhiên,cũng luôn luôn muốn tìm hiểu cặn kẽ, tìm tòi xem vì sao, chẳng hạn như : mũi voi vì sao dài thế? Vì sao xe ô tô chạy được? Trên trời có những cái gì? Vì sao mặt trời mọc vào sáng sớm, lặn vào buổi tối? Việc gì cũng muốn hỏi, chứng tỏ có ham muốn hiểu biết rất mạnh. Đó chính là đặc trưng sinh lý rõ ràng của trẻ.

Hiếu kỳ là bông hoa lửa gợi mở trí tuệ. Vô số câu hỏi của trẻ con, là biểu hiện của sự thích động não. Nếu được người lớn khuyến khích thì sẽ là sự đáp ứng lớn nhất đối với nguyện vọng muốn hiểu biết của họ.Trình độ trí lực của tuổi nhi đồng được phát triển nhanh chóng trong quá trình “hiếu kỳ - được đáp ứng - hiếu kỳ”. Có bậc cha mẹ đã không kiên nhẫn trươc các câu hỏi của con trẻ, thường có thái độ né tránh, thậm chí còn trách trẻ “ hỏi những chuyện cỏn con này làm gì”, từ đó làm thương tổn lòng hiếu kỳ của con trẻ, khiến trẻ không hỏi tiếp nữa, kết quả là đã cản trở sự phát triển trí lực của trẻ. Vì thế, làm cha mẹ hay làm người giáo dục trẻ cần phải nhiệt tình động viên khuyến khích trẻ nêu câu hỏi, nhẫn nại, kịp thời trả lời một cách chính xác. Hãy giảng giải kỹ càng, nói rõ lý lẽ theo trình độ hiểu biết của trẻ. Còn có thể gợi mở theo ý tốt trước câu hỏi của trẻ, lật ngược lại vấn đề, kích thích tính tích cực của trẻ, gợi cho chúng suy nghĩ. Chỉ cần các cặp bố mẹ trẻ có thể bồi đắp cho giai đoạn tốt nhất mà trí tuệ của trẻ có thể phát triển bằng tất cả tâm huyết của mình thì con bạn sẽ càng thông minh hơn.

(còn tiếp)