184. Nguyên nhân bầu vú căng đau sau khi đẻ là gì? Nên xử lý như thế nào?
Sau khi sinh xong, sữa bắt đầu được tiết ra với một lượng lớn, đồng thời ống limpha ở tuyến vú va mạch máu căng lên, lúc này các tia sữa trong tuyến vú bị tắc, sẽ dẫn đến tình trạng bầu vú bị đầy sữa ứ đọng lại. Chính điều này có thể làm cho bầu vú bị căng đau.
Do tình trạng vú sữa bị căng đau ở mỗi người mỗi khác, có thể xử lý theo các phương pháp khác nhau. Nếu sản phụ cảm thấy tạm thời bầu vú bị cương lên hơi đau, nhưng dịch sữa vẫn tiết ra được thì không cần áp dụng biện pháp đặc thù, chỉ cần cho trẻ bú hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra là được. Nếu bầu vú bị cương đau, hơi cứng, có thể dùng nịt hút sữa hoặc cho trẻ bú là mềm dần. Nếu vú bị sưng to, sờ cứng cục rắn, khá đau, bề mặt da sưng lên mà nóng rực, đầu vú tụt vào thì có thể chườm nóng, xoa bóp từng chõ và chú ý giữ gìn đầu vú, chống bị nứt núm vú. Bầu vú sưng to, đau dữ dội, nóng rát, thậm chí phát sốt toàn thân thì nên chườm nóng, xoa bóp nhẹ vào xung quanh bầu vú, đầu vú nặn sữa ra, cũng có thể tiêm thuốc kích thích để ra sữa, 15 phút sau cho trẻ bú hoặc dùng nịt hút sữa hút. Lúc cần có thể dùng kháng sinh để chống viêm nhiễm hoặc dùng bài thuốc Đông y để thông sữa làm tan chỗ kết rắn lại.
185. Phòng trị viêm tuyến sữa như thế nào?
Bệnh viêm tuyến sữa thường hay xảy ra sau khi đẻ, đặc biệt là phụ nữ mới sinh con lần đầu, càng dễ bị viêm. Đó là bởi vì đầu vú của phụ nữ sinh con lần đầu khá mềm, rất dễ bị nứt thành những lỗ nhỏ khi trẻ bú mạnh, từ đó tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào. Ngoài ra, do lần đầu tiên tiết sữa, ống dẫn sữa của tuyến sữa không được thông lắm, sữa dễ bị tích lại trong các tổ chức xơ đệm của vú, cũng là môi trường để vi khuẩn sinh sôi phát triển, vì thế dễ gây viêm tuyến sữa.
Sau khi bị viêm tuyến sữa, sờ thấy u cục rắn cứng ở trong vú, lớp da bề mặt vú sưng đỏ, nóng rực, rát đau, nếu bị nặng thì còn bị phát sốt ,chứng viêm tiếp tục phát triển có thể nung thành mủ. Để phòng chống bị viêm tuyến sữa, việc chú ý giữ sạch bầu vú là rất quan trọng. Nếu đầu vú bị nứt, có thể lấy đầu vú bằng thủy tinh (hãy đến hiệu thuốc mua) chụp lên đầu vú, cho bú gián tiếp, để đầu vú không bị trẻ nhay trực tiếp,có thể giúp cho vết nứt nhanh chóng liền lại. Nếu lỗ tuyến sữa bị tắc, sữa ứ đọng lại trong bầu vú, có thể dùng tay xoa bóp nhẹ vào xung quanh bầu vú và đầu vú hoặc dùng lược gỗ chải nhẹ, giúp cho sữa ra ngoài (nhất thiết không được bóp mạnh) như vậy có thể phòng được bệnh viêm tuyến sữa nên ngừng cho trẻ bú ở bên vú bị viêm. Để sữa tiết ra không bị giảm đi, có thể dùng nịt hút sữa định kỳ hút sữa ra, đồng thời chườm lạnh khi mới bị viêm, cuối thời kỳ bị viêm thì chườm nóng, mỗi ngày chườm 3-4 lần và có thể tiêm kháng sinh với liều lượng thích hợp để chữa trị, cũng có thể nghiền thành bột hai vị Hoàng bá, Thạch cao uóng thuốc Đông y thanh nhiệt tiêu độc. Nếu vú bị nung mủ nên đến bệnh viện chích lấy hết mủ.
186. Phòng chống nứt núm vú và tụt đầu vú sau khi đẻ như thế nào?
Đầu vú bình thường phải nhô cao lên trên bề mặt vú, đặc biệt là sau khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Nếu đầu vú tụt xuống thì ảnh hưởng đến việc bú sữa, nếu tụt sâu hẳn vào trong thì không thể bú được. Sữa bị tích đọng trong vú, còn có thể gây viêm tuyến sữa nên trong thời kỳ có thai nếu phát hiện thấy đầu vú tụt lõm vào nên hết sức cẩn thận. Nếu đầu vú hơi bị tụt vào trong, vào những tháng cuối thời kỳ mang thai, hàng ngày bạn có thể lấy tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Nếu đầu vú tụt sâu vào trong, dùng tay kéo mà không được có thể lấy nịt hút sữa hút sữa ra hoặc lấy đầu vú thủy tinh chụp vào cho bú gián tiếp. Một số phụ nữ do đầu vú bằng tịt, tụt vào trong khiến trẻ bú rất khó khăn, thời gian bú kéo dài mà bị nứt cổ vú. Việc bị nứt núm vú không những gây đau đớn khi cho trẻ bú mà còn dễ gây đọng sữa, nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào, dẫn đến viêm tuyến sữa. Cho nên bắt đầu vào những tháng cuối có thai, phải phòng chống bị nứt núm vú. Mỗi ngày lau rửa sạch đầu vú từ 1-2 lần bằng xà phòng và nước, nắn đầu vú bị tụt, làm tăng độ bền của lớp da vú, nhẹ thì có thể tiếp tục cho trẻ bú hoặc cho bú thay đổi, gián đoạn hai bên vú. Sau mỗi lần bú lại bôi loại dầu cá 10% hoặc trộn 3 g phèn chua nghiền thành bột với 10ml dầu vừng, đem bôi đều lên trên, lấy băng tiêu độc phủ lên, khi cho bú lần sau thì rửa sạch. Nếu bị nặng có thể hút sữa ra bằng nịt hút sữa hoặc cho vú gián tiếp qua đầu vú thủy tinh.
(còn tiếp)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Mẹo nhỏ với bia (03/11/2004)
▪ Mối liên hệ nguy hiểm giữa thuốc kháng sinh và ung thư vú (05/11/2004)
▪ Bí quyết sống lâu (06/11/2004)
▪ Mắt bị thoái hóa pha lê thể - điều trị thế nào? (06/11/2004)
▪ Trung Quốc cấm sử dụng thuốc gây nghiện trong phẩu thuật não (06/11/2004)
▪ Rủ nhau chích thuốc xóa nếp nhăn (06/11/2004)
▪ Phát hiện thuốc trị tim giúp làm giảm bệnh Alzheimer (07/11/2004)