400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 99)
Các Website khác - 09/11/2004

189. Chữa bệnh tê và đau chân tay sau khi đẻ như thế nào?

Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con xong thường cảm thấy chân tay bị tê cứng. Phần lớn những trường hợp này đều do thể chất khá suy yếu sau khi đẻ, khí huyết không đủ, lại bị nhiễm lạnh mà thành.khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, có thể áp dụng mấy biện pháp chữa trị sau tùy theo vị trí và mức độ tê đau.

1. Bấm huyệt Tí tùng: Nếu cánh tay bị tê cứng, có thể bấm huyệt Tí tùng (bấm vào giáp chỗ lõm trên xương quai xanh về phía trên một đốt ngón tay), nếu cánh tay trái bị tê thì dùng ngón cái tay phải bấm, nếu cánh tay phải bị tê thì dùng ngón cái tay trái bấm vào huyệt Tí tùng, còn bốn ngón khác đặt lên vai, lấy ngón tay bấm nhẹ, cách bấm có thể từ bấm nhẹ đến mạnh. Nếu có chuyển biến tốt thì có thể có cảm giác tê truyền vào đầu ngón tay.

2. Xoa bóp các huyệt Túc Tam lý, Tam âm giao: Nếu chân bị tê cứng, có thể dùng ngón tay cái bấm nhẹ vào chỗ huyệt Túc Tam lý (dưới mắt đầu gối khoảng 3 đốt ngón tay), bấm vào huyệt Tam âm giao (ở trên mắt cá chân phía trong khoảng 3 đốt ngón tay), khi bấm cũng phải bấm từ nhẹ đến mạnh, mỗi lần bấm từ 3-5 phút.

3. Uống thuốc Đông y bổ huyết lưu thông kinh lạc trừ phong: Nếu bị đau khớp sau khi đẻ, có thể cắt bài thuốc Đông y dưỡng huyết trừ phong giảm đau gồm các vị thuốc như: Xuyên khung 10 g, Đương quy 10 g, Đỗ trọng 15 g, Xuyên đoạn 10 g, Ngưu tất 10 g, Phòng phong 10 g, Độc hoạt 5 g cho vào sắc lấy nước uống, pha uống với đường đỏ, mỗi ngày một thang, tương đối hiệu quả. Cơ thể bị tiêu hao quá nhiều, cũng có thể làm cho bắp chân bị rút co lại, chân tay đau đớn. Trường hợp này có thể uống thêm viên canxi, mỗi ngày uống từ 1-2 lần, mỗi lần uống từ 1-2 viên, đồng thời uống thêm cả viên dầu cá, mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 1-2 viên. Ăn thêm nhiều các thức ăn có chưa nhiều canxi như mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc, gan cá, cũng rất tốt…

Chương 7: Tuổi mãn kinh

190. Vì sao phụ nữ trong tuổi mãn kinh lại “phát phúc”? Điều hòa chữa trị như thế nào?

Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cơ thể dần dần béo ra, thậmchí bước đi cũng bệ vệ, chậm chạp, người ta thường gọi là “phát phúc”. Đó là vì sao vậy? Thì ra, khi phụ nữ bướcvào tuổi mãn kinh, chức năng buồng trứng bị yếu đi, nội tiết tố oestrogen được tiết ra ít đi, sự trao đổi chất trong cơ thể và nội tiết có sự biến đổi rõ rệt, trong đó tính thay thế của chứng năng màng tuyến thượng thận hoạt động quá mức bình thường, hormon ghico corticoid được tiết ra nhiều hơn làm tăng sự hấp thu và tích trữ chất béo lại. Một lượng lớn chất béo được tích lại ở cổ, vai, bụng, mông và cánh tay, khiến con người béo ra. Hơn nữa, các hệ thống khí quan, bộ phận trong cơ thể, tế bào, của phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh đều có xu hướng suy thoái dần, sự trao đổi chất diễn ra chậm chạp, lượng tiêu hao ít, khiến lượng hấp thụ vào lớn hơn lượng thải ra, lượng hợp thành lớn hơn lượng phân giải đi, năng lượng quá nhiều được tích lại dưới hình thức mỡ, cũng dễ làm cho con người ta phát phì. Ngoài ra, tư tưởng, tính cách của phụ nữ tuổi mãn kinh đều thiên về ổn định, lượng hoạt động giảm đi hoặc có khuynh hướng di truyền theo dòng họ nên đến tuổi mãn kinh phần lớn đều phát phì. Đương nhiên, nếu mắc một số bệnh về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp trạng, chứng béo do tuyến yên v.v…hoặc uống một số thuốc nào đó, cũng có thể gây béo. Đây là những trường hợp béo dị thường.

Có phải là béo không? Điều này có tiêu chuẩn nhất định. Công thức thường dùng hiện nay là: lấy chiều cao cơ thể (tính bằng cm) trừ đi 105 (hoặc-100) thì = trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn (tính bằng kg).Người bình thường được phép xê dịch trong khoảng trên dưới < 145> 10%. Thông thường nếu vượt quá trọng lượng chuẩn của cơ thể từ 20~34% thì là béo nhẹ, nếu vượt quá 35~49% thì là béo tương đối, nếu vượt quá trọng lượng cơ thể chuẩn trên 50% thì là béo ghê gớm. Hiện nay cách nhìn chung đều cho vượt quá trọng lượng cơ thể chuẩn 10% là béo. Con người béo lên có thể làm cho sức đề kháng giảm, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh, hoàn toàn bất lợi đối với những phụ nữ bước vào tuổi trung niên, vì thế tất phải tích cực điều trị. Phương pháp điều trị là:

Thứ nhất phải hạn chế ăn uống, tạo thành chế độ ăn uống thật tốt, tức là trong điều kiện hạn chế ăn uống, giảm bớt sự hấp thụ các chất béo và chất đường, tăng các chất có độ xơ cao, để hạ thấp giảm bớt độ béo; Về thói quen ăn uống nên ăn muối nhạt, cấm uống cà phê, chè đặc, rượu, ăn nhiều hoa quả.

Thứ hai, phải kiên trì rèn luyện cơ thể và lao động chân tay một cách thích hợp. Các động tác luyện tập có thể tập từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp, tư dễ đến khó, lượng vận động nên bắt đầu từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, cường độ tập vừa phải sao cho cơ thể không bị mệt mỏi và bảo đảm cho tim không được đập quá 120 lần/phút là thích hợp nhất. Việc rèn luyện cơ thể và lao động chân tay có thể giúp cho cơ thể giảm bớt được mỡ, giảm được béo phì. Nếu khó kiềm chế được mình trong việc ăn uống, có cách hạn chế ăn uống hoặc sau khi đã kiêng khem mà không có hiệu quả thì phải mời bác sĩ giúp kê đơn, kê thuốc điều trị, châm cứu hoặc xoa bóp để đạt được mục đích giảm béo, giảm bớt những hậu quả xấu do bệnh béo gây ra.

(còn tiếp)