Nếu được can thiệp đúng cách bằng dinh dưỡng và TDTT, VĐV sẽ không phải chữa trị chấn thương kéo dài như thế này |
TTCN - Theo dự trù ban đầu, chương trình này cần hơn 600 tỉ đồng cho năm năm thực hiện thí điểm nhằm nâng chiều cao trung bình của người Việt thêm từ 1- 2cm. Hiện tại, kinh phí dự kiến giảm đi hơn 200 tỉ đồng, liệu chương trình có đạt được mục tiêu đề ra?
- Với chương trình cũ, chúng tôi định thực hiện đến bốn nhóm giải pháp. Nhưng nay chương trình sẽ đi thẳng vào hai giải pháp chính: can thiệp về dinh dưỡng và thể dục thể thao (TDTT).
Đây là các giải pháp trực tiếp ảnh hưởng đến hệ xương, phát triển chiều cao. Năm năm thực hiện chúng tôi sẽ đề ra các giải pháp tiếp theo đến 2030.
|
- Biết là rất khó nhưng chúng tôi bức xúc vì “nâng cao tầm vóc và thể lực người VN” chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện tại, nam thanh niên VN 20 tuổi đã cao hơn 4,7cm so với năm 1975 (163,7cm so với 159cm), nữ thanh niên cao hơn (153m so với 149cm) nhưng vẫn chậm nếu đem so với quốc tế.
Tầm vóc nam thanh niên 18 tuổi của ta kém châu Âu 13,1cm (163,7cm so với 176,8cm), nữ thanh niên thì kém 10,7cm (153cm và 163,7cm). Thể lực cũng thua kém nhiều, đặc biệt là sức bền.
* Các ông đã tiến hành khảo sát trực tiếp ở các quốc gia khác chưa?
- Chưa, nhưng chương trình của chúng tôi có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu qua tài liệu Nhật Bản.
* Tại sao lại chọn Nhật Bản?
So với Nhật Bản, tầm vóc trung bình hiện nay của nam thanh niên VN kém 8cm (163,4cm so với 172cm), nữ thua kém 4cm (153cm so với 157cm). So với thanh niên Singapore kém 6-7cm , so với Thái Lan kém 2cm. Chỉ số công năng tim trong vận động (theo dõi nhịp tim khi đứng lên ngồi xuống 30 lần/30 giây), thanh niên VN đạt loại kém... phản ánh thực trạng ít vận động, dẫn đến béo phì, trầm cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. |
* Sau năm năm thực hiện chương trình, dự kiến kết quả ra sao?
- Đến năm 2010 chiều cao trung bình nam thanh niên VN xấp xỉ 166cm, nữ 155cm. 25 năm sau, chiều cao và tố chất thể lực của người Việt mới theo kịp các nước Đông Nam Á phát triển (nam thanh niên trung bình cao 1,72m, nữ cao 1,61m).
* Địa bàn thí điểm ở đâu?
- Địa bàn thí điểm chủ yếu là nông thôn và miền núi. Việc nghiên cứu ở thành phố chỉ chiếm 30% chương trình. Sẽ có một ban chỉ đạo quốc gia do một Phó thủ tướng phụ trách giám sát việc thực hiện chương trình này.
TRƯỜNG VŨ - HOÀI TRANG - QUỐC TRI
▪ Ngủ sớm, dậy sớm là do yếu tố gen (02/04/2005)
▪ Trên 100 người mắc bệnh lạ ở Gia Lai (02/04/2005)
▪ Hơn 60% ca tử vong vì ung thư có thể tránh được (01/04/2005)
▪ Tìm hiểu về phác đồ điều trị lao - DOTS (02/04/2005)
▪ Salon 'chữa bệnh bằng oxy' phổ biến ở Nhật Bản (01/04/2005)
▪ Bé tách đầu thừa không còn cần chăm sóc đặc biệt (01/04/2005)
▪ Chứng vẩn đục dịch kính mắt (02/04/2005)
▪ Tôi bị thoái hóa đốt sống? (02/04/2005)
▪ Căng thẳng do học quá nhiều (02/04/2005)
▪ TP Hồ Chí Minh: Phẫu thuật thành công một ca phình đại tràng bẩm sinh (01/04/2005)