Cà còn gọi là ải qua, lạc giá, linh thái tử. Quả cà có thành phần chủ yếu: nhiều an-ca-lo-it như sô-la-nin, ni-cô-tin, a-trô-pin, can-xi, phốt-pho, vitamin C, vitamin P và a-xit ni-cô-tích. Có ba loại cà trắng, cà xanh và cà tím là thông dụng. Cà có thể làm thuốc, kể cả uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống. Khử phong thông lạc. Chủ yếu dùng cho mưng nhọt nhiệt, da sưng loét, ruột bị phong, đi ngoài ra máu, mồm rộp răng đau, chân yếu trĩ, chảy máu.
Cách dùng: Nấu chín ăn. Giã nát đắp ngoài da
Kiêng kị: Người bị tì hư hay ỉa chảy, thì không nên ăn nhiều
Chữa trị:
1- Tuổi già ho hen: Cà trắng 60g, nấu chín xong bỏ bã cho thêm mật ong vừa phải, ăn lúc nóng ngày dùng 1 - 2 lần.
2- Viêm gan vàng da: Cà tím 500g, rửa sạch, bỏ cuống, cắt miếng, cho thêm gạo vừa đủ, đun thành cháo ăn.
3- Ruột bị phong, đi ngoài ra máu. Cà quả hoặc cuống cà, nướng toàn tính, nghiền bột, ngày dùng 2 -3 lần, mỗi lần 15g, ăn với nước cháo, nước cơm.
4- Da loét đau: Nướng cà toàn tính, nghiền bột, cho thêm băng phiến trộn đều, rắc lên chỗ đau rồi dùng vải màn băng lại.
5- Viêm tuyến sữa, đầu đinh sưng:
a/ Nướng cà khô nghiền bột, trộn với dầu mè hoặc đậu phụ tươi, đắp vào chỗ đau; b/ Quả cà non, giã nát, hòa với dấm đắp vào chỗ đau.
6- Rộp miệng: a/ Cuống cà tươi, hà thủ ô tươi lượng bằng nhau, sắc uống; b/ 1 quả cà rụng, hong khô, nghiền bột, luyện với mật đắp chỗ đau.
7- Sâu răng: Cuống cà đốt thành than, cho thêm bột tế tân (cây A-xa-rum) bằng lượng cà, lấy vừa đủ cho vào chỗ răng đau.
8- Sâu độc cắn: Cà vừa đủ, giã nát nhừ, đắp vào chỗ đau.
|