![]() |
Buồng trứng là cơ quan kép, ở trong vùng chậu, nối kết với tử cung bởi 2 tai vòi, kích thước khoảng 3,5 x 2,5 x 1cm. Buồng trứng là một cơ quan của bộ phận sinh dục nữ, vừa có vai trò nội tiết (tiết ra estrogen để phát triển giới tính và kinh nguyệt cho bé gái) và ngoại tiết (phóng noãn để duy trì nòi giống). Bướu buồng trứng là loại bệnh thường gặp ở giới nữ, nhất là phụ nữ trưởng thành.
Bướu buồng trứng ở phụ nữ trưởng thành
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bướu buồng trứng có nguồn gốc từ 1 trong 3 thành phần:
- Lớp tế bào biểu mô chiếm 70%.
- Lớp tế bào mầm 28%.
- Mô đệm, dây sinh dục 1%.
Ở phụ nữ trưởng thành, bướu buồng trứng lành tính thường gặp ở độ tuổi sinh đẻ (20-40), chiếm 70%. Khoảng 95% là dạng bướu bọc (còn gọi là u nang), có vỏ bao trơn láng, bên trong chứa dịch.
Bướu ác tính (ung thư buồng trứng) có thể gặp ở phụ nữ trung niên (45%). Khoảng 90% ung thư buồng trứng ở các phụ nữ 40-60 tuổi có nguồn gốc tế bào biểu mô (Epithelial cell origin).
Bướu buồng trứng trẻ em
Bướu buồng trứng trẻ em hay gặp ở lứa tuổi dậy thì (10-15 tuổi); 3/4 trường hợp là bướu lành tính (bướu quái dạng bọc). Ung thư buồng trứng trẻ em ít gặp, chiếm 0,1% các loại ung thư trẻ em dưới 15 tuổi. Căn nguyên gây bệnh chưa được rõ.Bướu buồng trứng trẻ em có một số điểm khác biệt người lớn:
- Bướu có nguồn gốc tế bào mầm chiếm 85% (Germ cell origin), bướu nguồn gốc tế bào biểu mô (10%) và mô đệm sinh dục (5%).
- Bướu lành tính 75% và bướu ác tính 25%.
Các dạng bướu buồng trứng trẻ em (theo WHO):
- Bướu tế bào mầm: chiếm 85% trường hợp, loại ác tính chiếm 10%.
- Bướu tế bào biểu mô chiếm 10%, hay gặp ở trẻ gái trên 15 tuổi, chỉ 1% là ác tính.
- Bướu mô đệm sinh dục ít gặp (5%), đa số trẻ mắc bệnh có biểu hiện dậy thì sớm.
Ở nhóm tế bào mầm, đặc biệt 80% là bướu quái lành tính (có vỏ bọc, bên trong chứa dịch, có chỗ đặc chứa mô sụn, răng, tóc...). Phần còn lại là bướu ác tính, bao gồm bướu quái ác tính (còn gọi là bướu quái chưa trưởng thành), carcinôm phôi, bướu nghịch mầm, bướu xoang nội bì phôi, carcinôm tế bào đệm nuôi, bướu mầm bào hỗn hợp ác tính...
Bướu buồng trứng loại tế bào mầm hay gặp ở độ tuổi dưới 50 (14%), 6-10 tuổi (39%), 11-15 tuổi (47%).
Kích thước bướu lúc chẩn đoán: 5-10cm (45%) từ 11-20cm (36%).
Triệu chứng và bệnh cảnh
- Cảm giác nặng bụng và có khối u ở bụng dưới, ở vùng chậu (83%).
- Đau chằng, quặn ở bụng dưới rốn (48%).
- Rối loạn kinh nguyệt, có chảy máu âm đạo (29%).
- Dậy thì sớm hoặc không thấy kinh nguyệt.
- Về sau: biếng ăn, mất ngủ, táo bón hoặc tiểu nhiều lần.
Chẩn đoán
Ngoài thăm khám lâm sàng, nên thực hiện thêm:
- Siêu âm vùng bụng chậu (scan bụng chậu).
- Xét nghiệm dấu ấn ung thư: AFP (alfa feto protein), beta hCG (beta chorio gonadotrophin).
- Xét nghiệm giải phẫu bệnh: rất quan trọng để xác định mô tế bào và tính chất lành ác.
Điều trị
Tùy thuộc vào tuổi, tính chất lành hay ác tính, giai đoạn tiến triển bệnh.
Kết hợp nhiều mô thức: mổ, hóa trị xạ trị.
- Xử trí trước tiên: Mổ cắt bỏ bướu hoặc buồng trứng có bướu.
Quan sát xoang bụng, đại thể và kích thước bướu.
Lấy mẫu gửi thử giải phẫu bệnh.
- Xử trí tiếp theo:
Lành tính: theo dõi.
Ác tính: hóa trị bổ túc.
Từ thập niên 1980, y học đã xác định được tính nhạy với thuốc đặc trị của ung thư buồng trứng thuộc dạng bướu tế bào mầm, nhất là Cisplatin.
Một số công trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sau đó cho thấy: kết hợp 3 thuốc đặc trị Bleomycin, Etoposid, Cisplatin (phác đồ BEP) có hiệu quả cao và đã cải thiện rõ rệt kết quả điều trị, kéo dài thời gian sống thêm của trẻ em không may bị bướu buồng trứng ác tính (dạng bướu tế bào mầm).
Kết quả
Bướu buồng trứng lành tính: khỏi bệnh sau mổ.
Ung thư buồng trứng (bướu tế bào mầm) sau điều trị phối hợp mổ và hóa trị:
- Giai đoạn khu trú: 90% sống thêm lâu dài.
- Giai đoạn lan tràn: 40% sống thêm 5 năm.
Kết luận
Bướu buồng trứng ở trẻ gái ít gặp, nhưng có một số đặc điểm cần biết và chú ý:
- Bướu quái bọc lành tính chiếm 90%, hay gặp ở bé gái tuổi dậy thì.
- Bướu có nguồn gốc tế bào mầm chiếm 85%, và 80% là lành tính (bướu quái trưởng thành).
- Ung thư buồng trứng ở trẻ em ít gặp, chiếm khoảng 10%, và 80% có nguồn gốc tế bào mầm. Đặc biệt tuổi càng nhỏ, bướu càng có độ ác tính cao.
- Siêu âm bụng và xét nghiệm dấu ấn ung thư AFP, beta hCG rất quan trọng để chẩn đoán bệnh.
- Ung thư buồng trứng trẻ em rất nhạy với hóa trị. Phương thức điều trị chủ yếu: mổ cắt bướu/buồng trứng có bướu và hóa trị BEP 4-6 chu kỳ.
- Kết quả điều trị rất khả quan nếu trẻ được phát hiện bệnh ở giai đoạn khu trú (90% có hy vọng sống thêm lâu dài).
Hiện nay ngành y tế TPHCM đã có thể điều trị tốt bướu buồng trứng trẻ em.
Theo SK&ĐS
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Phát hiện và điều trị sớm ung thư da (16/12/2004)
▪ Chậm kinh sau nạo thai (16/12/2004)
▪ Sóc Trăng: nhiều mẫu huyết thanh dương tính virus H5 trên đàn vịt đẻ (16/12/2004)
▪ Vụ “mổ nhầm” tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội: Thai nhi vẫn an toàn (16/12/2004)
▪ Hà Nội: lần đầu tiên điều tra sức khỏe sinh sản bằng máy tính (16/12/2004)
▪ Ẩn hoạ từ thức ăn không đảm bảo chất lượng (16/12/2004)
▪ Nhà thuốc sẽ tham gia chăm sóc sức khỏe sinh sản (16/12/2004)