Chế độ dinh dưỡng và sức đề kháng của trẻ
Các Website khác - 09/12/2004
Tình hình tiêm chủng của trẻ
Có một đứa con mạnh khỏe là điều mong mỏi không chỉ của những bậc làm cha mẹ mà còn là một trong những những mối quan tâm hằng đầu của những nhà y tế, những người quản lý một đất nước, bởi đó chính là tương lai của một một quốc gia. Và điều này càng quan trọng hơn khi tại các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ tử vong của trẻ từ sơ sinh và nhũ nhi vẫn còn nằm ở mức cao.

Để giảm tỷ lệ này, không chỉ là các nhà chuyên môn phải làm sao nghiên cứu tìm ra những cách thức điều trị hữu hiệu mà quan trọng hơn hết là làm thế nào để bản thân đứa trẻ có được một sức đề kháng tốt nhất với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Một trong những cách thức đó chính là cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để giúp gia tăng sức đề kháng của trẻ, vượt qua các bệnh lý hay gặp phải và đây cũng là cách thức dễ thực hiện bởi chính người thân trong gia đình.

Khi bé còn nằm trong bụng mẹ, bé được bảo vệ rất an toàn. Nhiệt độ hằng định ở nhiệt độ cơ thể người. Môi trường yên tĩnh, trong lành và tách biệt hẳn với môi trường xung quanh. Đây là giai đọan bé được hưởng những kháng thể mạnh khỏe được truyền qua nhau thai từ người mẹ. Cho đến khi chào đời, bé bắt đầu chuyển sang 1 môi trường hoàn toàn khác lạ và đầy thử thách như: Nhiệt độ thay đổi, môi trường ô nhiễm, bụi bặm và không loại trừ bé phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sau khi cắt rốn nguồn kháng thể từ mẹ truyền sang bị giảm đột ngột trong khi đó bé chưa có khả năng tạo ra các kháng thể đủ để đề kháng lại với các yếu tố gây bệnh. Đây chính là giai đoạn, mà sữa mẹ đóng vai trò tối quan trọng để giúp bé duy trì một nguồn kháng thể, giúp bé vuợt qua những khó khăn đầu đời.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những trẻ bú mẹ ít bị bệnh hay nói cách khác là có sức đề kháng tốt hơn hẳn những trẻ nuôi ăn nhân tạo. Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và tìm ra rằng trong sữa mẹ không chỉ có sẵn một số lượng kháng thể, để cung cấp cho trẻ những vũ khí chống lại một số bệnh mà còn chứa một chất được gọi là nucleotide, chất này hiện diện trong sữa mẹ dưới nhiều dạng khác nhau và để đánh giá người ta gọi chúng dưới một cái tên là tổng lượng nucleotide có tiềm năng hiện diện viết tắt là TPANTM. TPANTM là viết tắt từ Total Potentially Available Nucleotides (Tổng toàn bộ các nucleotide). TPANTM có mặt ở hầu hết các tế bào sống, đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ của cơ thể như: Cung cấp năng lượng, là thành phần cấu tạo nên nhân tế bào, kích hoạt hầu hết các Vitamin B và các phản ứng chuyển hoá trung gian trong cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ bú mẹ.

Người ta chứng minh được rằng nồng độ của TPANTM trong sữa mẹ là 72mg/l, dù hiên diện với một lượng rất nhỏ nhựng vai trò của TPANTM rất quan trong trong việc gia tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách tăng cường tối đa khả năng tạo ra kháng thể khi trẻ được tiêm phòng. Để kiểm chứng điều này, người ta đã thực hiện những nghiên cứu so sánh 2 nhóm trẻ, một nhóm được nuôi bằng công thức có bổ xung TPANTM, một nhóm không có bổ sung TPANTM, kết quả cho thấy nhóm trẻ được nuôi bằng công thức có TPANTM, ít bị tiêu chảy hơn và khi đo nồng độ kháng thể của những trẻ này sau khi tiêm phòng củng cho thấy nồng độ kháng thể kháng lại bệnh … cao hơn hẳn nhóm không được bổ sung TPAN. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của TPANTM trong việc gia tăng sức đề kháng của trẻ.

Tầm quan trọng của việc nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt trong năm đầu đời:

Chúng ta đều biết rằng trẻ bú mẹ thì ít bị bệnh hơn trẻ nuôi ăn nhân tạo hay nói cách khác sức đề kháng của trẻ bú sữa mẹ sẽ tốt hơn so với trẻ nuôi ăn nhân tạo. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgA, bạch cầu và các yếu tố tăng cường sức đề kháng khác như TPANTM. Trong năm đầu đời, sức đề kháng của trẻ rất yếu. Đến tháng thứ 9 sức đề kháng của trẻ chỉ mới đạt được 60% so với người trưởng thành, do đó 1 trong việc làm cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này là cho trẻ đi chủng ngừa để ngăn ngừa một số bệnh thường gặp như: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ,… Các nhà khoa học đã chứng minh rằng dinh dưỡng tốt cho trẻ trong giai đoạn này sẽ làm tăng hiệu quả của các vaccine chủng ngừa.

Trong sữa mẹ như chúng ta đã biết có nhiều yếu tố miễn dịch: Kháng thể, bạch cầu & các nucleotides TPANTM (Total Potentially Available Nucleotides).Tất cả các yếu tố bảo vệ đứa trẻ sơ sinh trong hệ thống miễn dịch tự nhiên đã tạo thành sức đề kháng của trẻ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đang hằng ngày đe doạ trẻ, đặc biệt là hai bệnh tiêu chảy và viêm phổi là 2 bệnh phổ biến nhất và gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trong năm đầu sau khi sanh. Phần lớn các bà mẹ nuôi con ít được cập nhật và phổ biến kiến thức về bữa ăn hợp lý của trẻ, các bệnh nhiễm khuẩn đang đe doạ trẻ và đặc biệt là chức năng miễn dịch của trẻ. Cần nói rõ cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ về mối đe doạ hằng ngày của các bệnh nhiễm khuẩn và biện pháp hỗ trợ hiệu quả chắc chắn là tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của trẻ bằng các biện pháp ở trong tầm tay của họ đó là:

1. Thực hiện đúng việc nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ có nay đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và đồng thời có các yếu tố tăng cường sức đề kháng cho trẻ bao gồm cả TPANTM

2. Cho bé đi chủng ngừa theo đúng lịch chủng ngừa của Quốc gia cho các bệnh lý thường gặp khác như: Viêm màng não mũ, sởi thủy đậu, v.v...

3. Chú trọng chế độ ăn uống hợp lý của trẻ từ khi ăn dặm theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch nhân tạo hoặc miễn dịch cho trẻ. Một điều cần lưu ý rằng nhu cầu về tăng trưởng cũng như nhu cầu hoàn thiện hệ thống miễn dịch của trẻ rất cao đặc biệt là các trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh mãn tính, hay bị ốm vặt, bị viêm nhiễm kéo dài, trẻ thiếu sữa mẹ,…

4. Giữ cho môi trường sống xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát. Nên giữ ấm, che chắn cho bé khi đi ra ngoài hoặc khi thời tiết trở lạnh,…

Vấn đề phổ biến dành cho các bà mẹ đang chăm sóc trẻ

1. Giai đoạn “nhạy cảm” khi nói đến sức đề kháng của trẻ?

Theo ghi nhận trong năm đầu đời, trẻ rất cần nhiều năng lượng và các chất cần thiết cho sự phát triển trí não và hệ thống miễn dịch. Sau khi sinh cho tới 9 tháng tuổi, tổng lượng kháng thể của trẻ chỉ bằng 60% so với người trưởng thành. Điều này cho thấy sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này là rất yếu và cần phải được cung cấp nhiều kháng thể để có thể đối phó với các bệnh lý nhiễm khuẩn trong suốt giai đoạn “nhạy cảm” này.

2. Trẻ có thể gặp các bệnh lý nào ở giai đoạn dưới 12 tháng tuổi và cách phòng ngừa?

Một số bệnh thường gặp như: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ,… Các bệnh lý trên hầu như đều do sức đề kháng ở trẻ yếu gây ra. Vì vậy trẻ trong giai đoạn này phải được cung cấp nhiều kháng thể để tăng cường sức đề kháng, tiêm phòng vaccine đúng chu kỳ để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh rằng dinh dưỡng tốt cho trẻ trong giai đoạn này sẽ làm tăng hiệu quả của các vaccine chủng ngừa.

3. Ngoài việc tiêm phòng vaccine thì dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào đối với trẻ trong giai đoạn này?

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt đối với những trẻ không bú sữa mẹ lại càng quan trọng hơn. Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp trẻ có sự phát triển và sức đề kháng tốt hơn. Các bậc cha mẹ cần lưu ý tới dưỡng chất TPANTM: có nhiều trong sữa mẹ, thịt, gan đông vật, cá và một số loại rau củ. Nhưng thực tế trong năm đầu đời nếu bé không được bú mẹ thì có nguy cơ thiếu TPANTM rất cao vì các thức ăn trên bé không ăn được nhiều trong giai đoạn này, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm chủng của bé. Do đó, các bậc cha mẹ nên tìm 1 nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối tất cả các dưỡng chất bao gồm cả TPANTM để bé có 1 cơ thể khoẻ mạnh, vượt qua bệnh tật trong giai đoạn cửa sổ miễn dịch.

4. Chúng ta thường nghe khuyến cáo sữa mẹ là rất quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tại sao?

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ ít bị bệnh hay nói cách khác sức đề kháng của trẻ bú sữa mẹ tốt hơn hẳn so với trẻ nuôi ăn nhân tạo. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgA, bạch cầu và các yếu tố tăng cường sức đề kháng khác như TPANTM.

TPANTM là viết tắt từ Total Potentially Available Nucleotides (Tổng toàn bộ các nucleotide). TPANTM có mặt ở hầu hết các tế bào sống, đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ của cơ thể như: Cung cấp năng lượng, là thành phần cấu tạo nên nhân tế bào, kích hoạt hầu hết các Vitamin B và các phản ứng chuyển hoá trung gian trong cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ bú mẹ.

5. Vài lời khuyên đối với các bà mẹ trong giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu?

- Thực hiện đúng việc nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ có nay đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và đồng thời có các yếu tố tăng cường sức đề kháng cho trẻ bao gồm cả TPANTM

- Cho bé đi chủng ngừa theo đúng lịch chủng ngừa của Quốc gia và các bệnh thường gặp khác như: Viêm não Nhật bản, Viêm màng não mủ, sởi, thuỷ đậu…

- Chú trọng chế độ ăn uống hợp lý của trẻ từ khi ăn dặm theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch cho trẻ. Một điều cần lưu ý rằng nhu cầu về tăng trưởng cũng như nhu cầu hoàn thiện hệ thống miễn dịch của trẻ rất cao đặc biệt là các trẻ có nguy cơ cao như hay bị ốm vặt, bị viêm nhiễm kéo dài, trẻ thiếu sữa mẹ,…

- Giữ cho môi trường sống xung quanh bé sạch sẽ, thoáng mát. Nên giữ ấm, che chắn cho bé khi đi ra ngoài hoặc khi thời tiết trở lạnh,…

- Chú ý các loại sữa có bổ sung TPANTM vì các công trình nghiên cứu nghiêm túc đã cho thấy là sữa bột được bổ sung TPANTM có khả năng nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ (nhờ gia tăng nồng độ kháng thể, gia tăng hàm lượng IgA huyết thanh, giảm tần suất tiêu chảy,…).

TS Nguyễn Thị Lâm
(Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)