Đó là nội dung một đề tài khoa học cấp bộ mà cơ sở này đang lập đề cương. Trong thời gian tới, Học viện Quân y (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây) sẽ điều tra cơ bản về nhu cầu ghép tim ở Việt Nam và chuẩn bị thực nghiệm trên động vật.
Giáo sư Phạm Gia Khánh, Giám đốc Học viện cho rằng Học viện Quân y có đủ điều kiện về thiết bị và nhân lực để triển khai ghép tim trên người. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có thể thực hiện được khi Luật chết não đã được ban hành ở Việt Nam, vì không giống như ghép gan và thận, nguồn tạng trong ghép tim chỉ có thể lấy từ người đã qua đời. Cũng vì lý do này mà nguồn tạng cho ghép tim sẽ ít ỏi hơn rất nhiều so với các kỹ thuật ghép mô tạng khác.
Cũng theo giáo sư Khánh, ghép tim không phức tạp bằng ghép gan nếu xét về mặt kỹ thuật, nhưng khâu hồi sức lại khó khăn hơn rất nhiều do bệnh nhân bị cắt bỏ hoàn toàn trái tim bị bệnh. Trong thời gian không có tim trong lồng ngực, họ được duy trì sự sống bằng thiết bị tuần hoàn máu ngoài cơ thể.
Ghép tim được chỉ định cho những người mắc bệnh tim giai đoạn cuối, không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy chưa có điều tra cụ thể nhưng các bác sĩ cho biết nhu cầu ghép tạng này ở Việt Nam hiện rất lớn, vì bệnh tim mạch đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Thanh Nhàn
▪ Phát hiện chủng HIV mới có thể kháng thuốc (14/02/2005)
▪ Học viện Quân y: Triển khai kỹ thuật ghép tim (14/02/2005)
▪ Nối 'của quý' cho một người bị vợ hành hung (14/02/2005)
▪ Phát hiện bệnh phong qua phiếu hình ảnh (14/02/2005)
▪ Phát hiện chủng HIV kháng hầu hết các thuốc (14/02/2005)
▪ Danh mục thuốc thiết yếu thêm nhiều dược phẩm mới (14/02/2005)
▪ Năm 2005, VN tự sản xuất 40% số thiết bị y tế (14/02/2005)
▪ Phương pháp mới phát hiện bệnh phong (14/02/2005)
▪ Những cú đột phá của ngành y tế (14/02/2005)
▪ Mẹo vặt giúp bảo vệ răng (14/02/2005)