Hai năm qua, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai đã có ba trẻ 9-15 tuổi đến điều trị bệnh này. Cả ba cháu đến viện trong tình trạng liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp thở, tím tái, lơ mơ, tiếp xúc khó, liệt mềm hai chi dưới, mất phản xạ gân xương cả hai chân, bí tiểu, đại tiện không tự chủ, suy hô hấp... Trước đó, các gia đình đã đưa con đi khám và điều trị tại nhà hoặc bệnh viện tỉnh bằng các loại thuốc ampicillin, penicillin, lincocin, derpersolon, ceftriaxon,vitamin B3, truyền dịch, nhưng không đỡ và tiến triển nặng thêm, cuối cùng phải chuyển đến bệnh viện Bạch Mai. Tại đây ngoài việc làm các xét nghiệm, các cháu được chọc dịch não tủy, đặt nội khí quản để thở máy, truyền thuốc plasma, tiêm bắp immunoglobulin, dexamethason và các thuốc kháng sinh, vitamin nhóm B... Sau 1-3 tháng điều trị tích cực, sức khỏe các cháu dần hồi phục, đi lại bình thường và không có di chứng.
Nguyên nhân gây hội chứng GBS hiện vẫn chưa rõ, nhưng thường xảy ra sau một số bệnh nhiễm virus như cúm, herpes, cytomegalovirus, virus epstein-barr, virus gây viêm gan, HIV.
Về mặt sinh lý học, người ta coi hội chứng này là bệnh tự miễn gây ra do có sự sai lệch trong đáp ứng miễn dịch chống lại các dây thần kinh ngoại biên. Trẻ mắc hội chứng GBS thường có biểu hiện như viêm ruột, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp... trước khi bị bệnh. Kết quả các khám và xét nghiệm thấy hình ảnh lâm sàng chính của bệnh là yếu cơ, liệt, không cử động được, giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Các triệu chứng thần kinh này thay đồi tùy theo mức độ nặng nhẹ ở từng bệnh nhân. Những cảm giác như kim châm thường đối xứng hai bên ngón tay, ngón chân, có thể lan lên mắt cá chân, cổ tay, đôi khi gặp cả ở mặt. Hiện tượng yếu cơ thưởng xuất hiện vài ngày sau khi có các biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, hô hấp... Lúc đầu yếu cơ ở hai chân, chủ yếu ở gốc chi làm cho bệnh nhân khó đi lên cầu thang hoặc khó đứng dậy khi ngồi ở ghế, sau đó yếu cơ lan lên hai tay. Những trường hợp nặng có kèm theo yếu các cơ hô hấp và gây suy hô hấp, rất nguy hiểm đến tính mạng. Một số ít trường hợp có thể bị liệt mặt, đôi khi co cứng hai bên mặt kèm theo chuột rút. Trong nhiều trường hợp điển hình thì việc khám và chẩn đoán hội chứng này không khó nhưng với các cơ sở y tế tuyến dưới hai chẩn đoán nhầm sang nhiều thể bệnh khác như dại, bại liệt, viêm tủy, ngộ độc kim loại, ngộ độc rượu, bạch hầu... dẫn đến phương pháp điều trị, dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh thường rơi vào tình trạng nặng hơn, nguy hiểm hơn.
Hiện nay, chẩn đoán tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy kèm theo các xét nghiệm thăm dò khác như chụp MRI tủy sống, xét nghiệm) porphyriri niệu, điện giải đồ... để phân biệt với các bệnh khác. Người bệnh vào viện được điều trị hỗ trợ, đặc biệt là thông khí nhân tạo, đặt nội khí quản kịp thời và thở máy dài ngày kết hợp sớm dùng thuốc immunoglobulin tĩnh mạch và truyền plasma, sẽ cho kết quả tốt. Cả ba bệnh nhân vào Khoa Nhi thời gian qua được khám và điều trị theo phương pháp trên đã thoát hiểm, sức khỏe hồi phục nhanh, vận động bình thường.
|