"Cháu bị khó thở từ lâu, những khi lên cơn, chân tay như bị tê liệt, không muốn cử động. Bệnh viện bảo cháu bị viêm xoang và phế quản; uống thuốc thấy đỡ nhưng ngừng vài ngày là lại khó thở và lên cơn đau, chân tay tê cứng. Cháu bị bệnh gì, chữa trị ra sao?".
Trả lời:
Qua thư cháu gửi, chúng tôi thấy có một số triệu chứng cần được xác minh lại. Ví dụ:
- Hoàn cảnh xuất hiện cơn khó thở của cháu là gì (tự nhiên hay sau khi gắng sức, sau khi sử dụng một loại hóa chất hay một loại thuốc nào đó, chu kỳ kinh nguyệt, có vấn đề gì cháu phải quá suy nghĩ và lo lắng không)?
- Khó thở ở thì thở vào hay thở ra, hoặc cả hai thì?
- Trong cơn khó thở, cháu có nghe thấy tiếng rít hoặc tiếng cò cử không?
- Các biểu hiện gì khác kèm theo khi khó thở (co cứng ở các đầu ngón tay, ngón chân...)?
- Thời gian mỗi cơn khó thở kéo dài bao lâu?
- Cháu phải làm gì để đỡ hoặc hết khó thở?
- Ngoài các cơn khó thở, cháu hoàn toàn bình thường hay chỉ có cảm giác đỡ hơn mà thôi.
- Trong nhà cháu có ai bị như cháu không?
- Các thuốc cháu đã dùng là những loại nào? Loại nào đỡ và loại nào không đỡ?
Nếu các thông tin cháu nêu trong thư là hoàn toàn chính xác, rằng các cơn khó thở thường kèm theo tình trạng co cứng các đầu chi, thì cháu có thể bị cơn hạ canxi máu (cơn tetanie). Các cơn khó thở này thường xuất hiện sau các tình trạng như quá lo lắng, sợ sệt về một vấn đề gì đó hoặc sau khi bị tiêu chảy, hoặc ở một số trường hợp sau khi thở nhanh... Trong cơn khó thở, người bệnh cảm thấy như bị ai bóp ép ngực của mình, khó thở vào nhiều hơn khó thở ra. Kèm theo khó thở, bệnh nhân thường thấy 2 chân mình duỗi thẳng, các ngón tay chụm lại kiểu bàn tay của những người đỡ đẻ.
Để chẩn đoán chính xác, cháu cần đến một cơ sở có chuyên khoa sâu, đặc biệt phải đến đúng lúc có cơn để các thầy thuốc có thể trực tiếp chứng kiến cơn khó thở và những dấu hiệu kèm theo. Một điểm rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định là trong thời gian lên cơn khó thở tại bệnh viện, người ta có thể làm xét nghiệm điện giải đồ để xác định liệu cháu có thiếu canxi trong máu không. Khi đã xác định được nguyên nhân cơn khó thở của cháu là gì thì việc điều trị chỉ còn là điều chỉnh các rối loạn để khó thở không còn xuất hiện nữa.
TS Trần Hoàng Thành, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Vỡ tử cung gây tử vong cả mẹ và con (18/06/2005)
▪ Các món canh giải nhiệt (18/06/2005)
▪ Hiểu được tiếng khóc của bé (18/06/2005)
▪ Theo dõi sức khỏe bằng... miếng dán (18/06/2005)
▪ Sữa đậu nành giúp giảm cân và cholesterol (17/06/2005)
▪ Aspirin có ích cho người trên 50 tuổi (17/06/2005)
▪ Phòng tránh những nguy cơ từ các hồ bơi (18/06/2005)
▪ Mùa hè - mặc thế nào để bảo đảm sức khỏe tốt? (18/06/2005)
▪ “Sự tự tin làm nên vẻ quyến rũ của phụ nữ” (17/06/2005)
▪ Điều trị miễn phí cho bệnh nhân ung thư vú (17/06/2005)