"Con trai tôi 25 tuổi, gần đây bị ngứa ở kẽ chân, dưới các ngón, đã ngâm chân với lá trầu không và muối nhưng không khỏi. Tổn htương có nhiều hạt nước nhỏ, khi gãi vỡ ra thì ngứa hơn và lây nhanh hơn. Hình như các nốt mọc theo trăng, đầu tháng hay giữa tháng. Vậy đó có phải là bệnh tổ đỉa không?".
Trả lời:
Bệnh tổ đỉa được các thày thuốc ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.
Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.
Bệnh gây ra do tiếp xúc với nước bẩn, đất, bùn hay do dị ứng với xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc.
Tổ đỉa lòng bàn tay có thể là biểu hiện dị ứng với độc tố nấm kẽ chân (nước ăn chân). Mặt khác, nấm kẽ chân cũng có thể biểu hiện giống như tổ đỉa, với những cụm mụn nước ở lòng bàn chân, ria ngón chân. Có thể thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch bẹn, sốt cao.
Tổ đỉa có thể kèm theo á sừng, nứt nẻ nhất là về mùa đông, hoặc kèm theo ra mồ hôi tay chân nhiều, gây khó chịu, hôi khắm khi đi giày tất kín, có liên quan tới yếu tố di truyền.
Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp.
Về phía bệnh nhân cần chú ý thực hiện một số điều sau:
- Tránh bóc vảy, chọc nhể mụn, rửa tay chân nhẹ, không làm xây xước các mụn, đề phòng nhiễm khuẩn phụ, không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.
- Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc gây dị ứng. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.
- Nếu có liên quan tới nấm, trong khi dùng thuốc chống nấm phải tranh thủ giữ khô kẽ chân, là kỹ tất, năng phơi nắng giày dép để diệt nấm, cắt gọt móng chân, tay để tránh lây nấm vào móng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Mổ lấy tinh hoàn nặng 0,5 kg trong bụng (24/11/2004)
▪ 400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 106) (24/11/2004)
▪ Malaysia phát hiện trường hợp cúm gia cầm mới (24/11/2004)
▪ Coi chừng đột tử (24/11/2004)
▪ Chocolate có thể làm ngưng chứng ho dai dẳng (24/11/2004)
▪ Chocolate chữa ho rất tốt (24/11/2004)
▪ Nam giới được lợi nhiều hơn từ chất chống oxi hoá (24/11/2004)