Cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, đau răng, viêm họng... là những bệnh thông thường hay gặp trong mùa này. Bạn có thể tránh chúng nếu biết cách tận dụng các loại thuốc là gia vị có sẵn trong nhà bếp như củ gừng vàng, nghệ vàng, tỏi ta...
Củ gừng tươi
Chọn củ gừng vàng, tươi (còn gọi là sinh khương, tiên khương), bỏ chỗ dập nát, khô héo. Khi dùng cần cạo bỏ vỏ ngoài, cắt lát, khi ngậm thì nhấm nhẹ, nuốt nước cay.
Phòng cảm lạnh: Người già, yếu trước khi ra trời lạnh hoặc trước khi tắm (kể cả tắm nước nóng trong phòng kín gió) nên ngậm một lát gừng tươi (10-15 g), khi tắm xong thì nhai và nuốt cả bã.
Chữa cảm lạnh: Khi bắt đầu có triệu chứng cảm, nên ngậm ngay 1 miếng gừng tươi (15-20 g), nhấm nhẹ rồi nuốt nước cay liên tục trong 20 phút, các triệu chứng sẽ giảm ngay. Cuối cùng nhai và nuốt hết bã gừng.
Chữa đau răng: Đau răng nhức buốt tận óc là do viêm tủy. Đặt miếng gừng tươi (đã bỏ vỏ) trên mặt răng đau rồi nhấm nhẹ cho tiết chất cay, 15 phút sau sẽ giảm đau. Tiếp tục ngậm, nhấm và nuốt nước cay của gừng (hết miếng nọ đến miếng kia), khoảng 1-3 miếng gừng là hết đau. Cách chữa này rất hiệu nghiệm, không hại dạ dày như ngậm aspirin, lại chữa được cả viêm nướu răng.
Chữa đau bụng do lạnh hoặc rối loạn tiêu hóa: Gừng tươi cả vỏ 20-30 g đem nướng trên ngọn lửa hoặc vùi vào tro nóng cho chín, rồi cạo bỏ vỏ. Cho vào miệng ngậm, nhấm nuốt nước cay, cuối cùng nhai nuốt cả bã.
Chữa đi lỏng do lạnh bụng: Gừng nướng (1 củ nhỏ) đập dập, lót giấy đắp vào rốn (khi sức nóng giảm thì bỏ giấy) băng kín lại.
Củ nghệ vàng
Chọn củ già ruột vàng đỏ sẫm, tươi.
Chữa viêm họng đỏ: Cắt 1 lát củ nghệ tươi bỏ vỏ (20 g) ngậm và nhấm nhẹ, nuốt nước nghệ (5 phút đầu cần đảo miếng nghệ trong mồm 1 phút 1 lần để tránh tinh dầu nghệ làm tê niêm mạc miệng). Ngậm liên tục 1-3 miếng nghệ là khỏi. Trường hợp viêm họng đỏ nhẹ thì thay nghệ vàng bằng gừng vàng.
Củ tỏi
Tốt nhất là chọn tỏi nhánh nhỏ.
Chữa miệng nôn trôn tháo (thường gọi là thổ tả): Tỏi ta 30-50 g bóc vỏ, lát mỏng hoặc giã nát, thêm 100 ml đun sôi để lửa nhỏ trong 15 phút. Dùng thìa con uống từng ít một đến hết nước. Ngoài ra, lấy tỏi ta 30 g bóc vỏ, giã nát, đắp vào lòng bàn chân rồi băng kín lại.
Chữa ho: Tỏi ta 30 g bóc vỏ, giã nát, trộn với 50 g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 60 ml nước sôi còn ấm (40-50 độ C), chia làm 2 lần uống trong ngày. Người ho nhiều trên 2 ngày phải dùng thuốc cầm ho.
Để khử mùi tỏi, nên tráng miệng bằng 1 thìa mật ong, súc miệng nhiều lần với nước chè đặc hoặc nhai chè búp khô; rửa tay chân bằng nước chè đặc, dùng bã chè để cọ.
DS Trần Xuân Thuyết, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Đối phó với cúm gà theo cách của Hong Kong (06/04/2005)
▪ Chứng viêm tủy răng (07/04/2005)
▪ Thận trọng khi cho con đi học bằng xe buýt (07/04/2005)
▪ Viêm tai giữa mạn tính (06/04/2005)
▪ Ngáy và nghiến răng khi ngủ (06/04/2005)
▪ Thuốc từ cây ngưu bàng (06/04/2005)
▪ Hội chứng chân tay miệng rất nguy hiểm cho trẻ em (06/04/2005)
▪ Thiếu máu - bệnh trầm kha của các cơ sở y tế (06/04/2005)
▪ Viêm mũi dễ dẫn đến viêm xoang (06/04/2005)
▪ Cúm gà ở Bắc Triều Tiên chưa đáng sợ (06/04/2005)