Rò bàng quang - âm đạo thường là biến chứng của một cuộc đẻ khó kéo dài. Đầu thai nhi đè ép vách ngăn bàng quang - âm đạo vào mặt sau xương mu, gây thiếu máu cục bộ tạo ra mảng mục, dẫn đến thủng bàng quang-âm đạo.
Kích thước lỗ thủng có thể rất bé, phải dùng tăm thông mới thấy được, cũng có thể lớn đến nỗi dễ dàng đút lọt ngón tay.
Người bệnh thường bị chảy nước tiểu qua âm đạo, xảy ra 3 đến 8 ngày sau khi mảng mục rụng đi. Nước tiểu chảy cả ngày lẫn đêm gây nặng mùi, sần đỏ ở đùi - âm hộ, viêm bàng quang nhiễm khuẩn. Lượng nước tiểu chảy hết qua lỗ rò bàng quang-âm đạo nếu lỗ rộng (bệnh nhân mất phản xạ đi tiểu bình thường). Lượng nước tiểu chảy qua âm đạo ít nếu lỗ rò hẹp. Khi đặt ống thông bàng quang, nước tiểu sẽ chảy bớt đi.
Rò bàng quang - âm đạo đòi hỏi phải được phẫu thuật. Cần mổ sớm khi các phần bàng quang - âm đạo tiếp giáp lỗ rò còn mềm mại, chưa bị xơ cứng do viêm kéo dài. Từ lỗ rò, các bác sĩ sẽ bóc tách tổ chức bàng quang khỏi tổ chức âm đạo trên một diện đủ rộng để khâu đóng kín lỗ rò bàng quang, sau đó khâu lỗ rò âm đạo.
BS Trần Trí, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Một cháu bé chết do ngộ độc sắn (01/02/2005)
▪ Nhận thuốc phi mậu dịch để... ăn Tết (01/02/2005)
▪ Sinh sống gần chợ tốt cho sức khỏe! (01/02/2005)
▪ Tại sao lại bị thoát dịch bao khớp ở cổ tay ? (31/01/2005)
▪ Vì sao tự nhiên bị chảy nước mắt không tự kiềm chế được? (01/02/2005)
▪ Còn ai dám hút thuốc? (01/02/2005)
▪ HRT và ung thư tuyến tiền liệt (01/02/2005)
▪ Học thể dục thế nào cho tốt? (01/02/2005)
▪ Nguy cơ lây bệnh từ người giúp việc (01/02/2005)
▪ Rối loạn thị lực do đau nửa đầu (31/01/2005)