![]() |
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở khớp các ngón tay, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở vị trí khác như khớp cổ tay, khớp vai, khớp đốt sống cổ, khớp gối, khớp bàn chân... Đặc điểm của bệnh là các khớp viêm thường đối xứng cả hai bên với triệu chứng sưng, đỏ, đau và cứng khớp, ảnh hưởng đến dây chằng, gân, cơ và mô xung quanh. Với viêm đa khớp dạng thấp cần được điều trị tây y, kết hợp cùng vật lý trị liệu kịp thời (tuy không khỏi hẳn, và trong nhiều trường hợp phải dùng thuốc suốt đời) nhưng có thể giúp người bệnh hoạt động gần như bình thường. Nếu để bệnh lâu hoặc chữa trị sơ sài theo lời bày vẽ của người không chuyên môn sẽ sinh nhiều biến chứng như viêm màng ngoài tim, viêm hạch bạch huyết, biến dạng khớp...
Sỏi bàng quang. Sỏi do sự kết thạch của một số thành phần hóa học có trong nước tiểu như: sỏi calcium oxalate, sỏi calcium phosphate, sỏi acid uric... và có kích thước lớn nhỏ không nhất định. Nguyên nhân chính gây ra sỏi đường tiết niệu chưa được biết rõ, có thể do yếu tố di truyền, do rối loạn chuyển hóa các thành phần bài tiết qua thận, do chế độ ăn uống... Tùy vị trí phát sinh của sỏi mà bác sĩ sẽ định bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản (ống dẫn tiểu), sỏi bàng quang (bọng đái); và có phác đồ điều trị riêng.
BS Khánh Vân - BS Kim Quang
▪ Dùng tế bào gốc tạo ra tế bào thần kinh vận động (02/02/2005)
▪ Tủy sống và rối loạn tình dục (02/02/2005)
▪ Sẽ có vacxin phòng ung thư cổ tử cung (02/02/2005)
▪ Mũi tẹt thành mũi cao (02/02/2005)
▪ U tuyến tiền liệt (02/02/2005)
▪ Bệnh vảy nến rất khó điều trị (02/02/2005)
▪ Phát hiện mới về tính tích cực của vi khuẩn (02/02/2005)
▪ Gene giới tính không liên quan đến biểu hiện của đồng tính nam (01/02/2005)
▪ Virus, X-quang gia nhập vào danh sách tác nhân gây ung thư (01/02/2005)
▪ Đề phòng ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết như thế nào? (02/02/2005)