TTO - Virus vừa "được bổ sung" virus vào danh sách những tác nhân gây ung thư, bao gồm virus viêm gan B, C và virus là nguyên nhân của các bệnh lây lan qua đường tình dục. X-quang nằm đầu danh sách. Thịt nướng cũng nằm trong danh sách này.
Danh sách, do Viện khoa học sức khỏe môi trường và chương trình nghiên cứu chất độc quốc gia cung cấp và được bổ sung 2 năm/lần, bao gồm khoảng 246 tác nhân gây ung thư trong đó có 58 nhân tố đã xác định, 188 nhân tố vẫn còn trong nghi ngờ.
Chụp X-quang nằm đầu trong danh sách các nhân tố gây ung thư. Những đứa trẻ chụp X-quang nhiều có nguy cơ bị bệnh bạch cầu và ung thư tuyến giáp cao, nam và nữ chụp X-quang vùng ngực có nguy cơ bị ung thư vú và phổi cao. "Bức xạ X, bức xạ gamma cũng nằm trong danh sách được biết đến như là những tác nhân ung thư ở người vì nghiên cứu trên con người cho thấy những loại bức xạ này là nguyên nhân của một số bệnh ung thư bao gồm cả bệnh bạch cầu và ung thư tuyến giáp, vú và phổi và một số ung thư khác như:ung thư tuyến nước bọt, dạ dày, ruột kết, buồng trứng, trung ương thần kinh và da", NIEHS cho biết.
Đây là lần đầu tiên virus có mặt trong danh sách bao gồm: virus viêm gan B, C và một số virus là nguyên nhân của các bệnh lây lan qua đường tình dục. Thịt nướng, thuốc nhuộm vải, mực in và sơn cũng nằm trong danh sách này.
Ngoài ra, các chất sinh ung thư còn bao gồm cả chất khử mùi thân thể, toilet, acid dùng trong xạc bình ắc quy và vỏ dây cáp. Danh sách các tác nhân mới bổ sung còn bổ sung thêm hai nhân tố mới có khả năng gây ung thư là môi trường làm việc và môi trường sống, tiến sĩ Christopher Portier, giám đốc chương trình nghiên cứu chất độc, cho biết.
"Mọi thứ trong danh sách, trong thực tế, có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của con người và sức khỏe của cộng đồng", Christopher Portier, giám đốc chương trình chất độc quốc gia Mỹ cho biết.
T.L (Theo Reuters, AP)
▪ Gene giới tính không liên quan đến biểu hiện của đồng tính nam (01/02/2005)
▪ Hà Nội có thêm một bệnh nhân nhiễm H5N1 (01/02/2005)
▪ Quên uống thuốc tránh thai (01/02/2005)
▪ Dùng thuốc phòng thấp tim (01/02/2005)
▪ Giải pháp mới mở ra hy vọng cho người mù (01/02/2005)
▪ Một cháu bé chết do ngộ độc sắn (01/02/2005)
▪ Nhận thuốc phi mậu dịch để... ăn Tết (01/02/2005)
▪ Rò bàng quang âm đạo - căn bệnh khó nói (01/02/2005)
▪ Sinh sống gần chợ tốt cho sức khỏe! (01/02/2005)
▪ Tại sao lại bị thoát dịch bao khớp ở cổ tay ? (31/01/2005)