![]() |
Một y tá bế bé Manar hôm 18/2 - một ngày trước khi diễn ra ca phẫu thuật tách bỏ cái đầu ký sinh. |
Các chuyên gia giải phẫu Ai Cập vừa tách bỏ cái đầu ký sinh trên hộp sọ của bé gái Manar Maged 10 tháng tuổi. Hiện nay em được chăm sóc đặc biệt sau 13 giờ nằm trên bàn mổ.
"Manar đã qua thời kỳ nguy hiểm và đang trong trạng thái ổn định. Các bác sĩ đang nỗ lực ngăn cản bất kỳ biến chứng nào xảy ra như sốt cao hoặc huyết áp bất ổn", ông Ahmed Barakat, một quan chức của Bộ Y tế Ai Cập cho biết. Ca phẫu thuật đặc biệt đã diễn ra tại bệnh viện ở Benha, cách thủ đô Cairo khoảng 40 km về phía Bắc.
Theo giới chuyên môn, bé Manar bị một khiếm khuyết bẩm sinh hiếm gặp - hộp sọ của em có gắn thêm cái đầu ký sinh của người chị em sinh đôi. Điểm đặc biệt là cái đầu này trước đó đã có thể mỉm cười và chớp mắt, song không thể sống độc lập.
Trong 13 giờ căng thẳng, 13 chuyên gia giải phẫu hàng đầu của Ai Cập đã cẩn trọng tách bỏ cái đầu ký sinh, cắt đứt hoàn toàn các mạch máu tới cái đầu thừa, đồng thời ngăn chặn dòng máu chảy ồ ạt tới đầu của Manar - một biến chứng có thể khiến tim tạm thời ngừng đập. Giai đoạn tái tạo hộp sọ của Manar cũng đã hoàn tất, da đầu đã được phủ kín xương sọ và không cần xử lý thêm.
Đối với trường hợp của Manar, các bác sĩ phải quyết định không phẫu thuật ngay sau khi sinh do cần nghiên cứu các con đường cung cấp máu tới chiếc đầu ký sinh.
Giới chuyên môn cho biết, những khiếm khuyến hiếm gặp như của Manar xảy ra khi một phôi thai bắt đầu chia tách thành cặp song sinh, nhưng không thành công. Hậu quả là một đứa trẻ chào đời mang theo một phần sinh đôi không phát triển.
Mỹ Linh (theo AP, CNN)
▪ Rắn độc chữa bệnh (21/02/2005)
▪ Điếc không được phát hiện sẽ dẫn đến câm (21/02/2005)
▪ Lưu ý khi uống thuốc viên (21/02/2005)
▪ Chữa béo phì cho trẻ em: Khó gấp nhiều lần chữa suy dinh dưỡng ! (20/02/2005)
▪ Phòng tránh sự cố sức khỏe trong mùa du lịch (20/02/2005)
▪ Hy vọng mới cho những người mắc bệnh tiểu đường (21/02/2005)
▪ Phẫu thuật cho bé gái có 2 đầu (21/02/2005)
▪ 359 loại thực phẩm gây ung thư (21/02/2005)
▪ Nguy cơ bùng phát đại dịch SARS rất thấp (20/02/2005)
▪ Biện pháp nào phòng bệnh hô hấp cho trẻ? (21/02/2005)