Loại bệnh này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khi đứa trẻ sinh ra. Mặc dù vậy, phần lớn thai phụ không lưu tâm nhiều đến nó. Theo một khảo sát tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung).
Đặc biệt, tỷ lệ viêm nhiễm kết hợp chiếm khá cao. Có tới 24% thai phụ bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung; gần 4% viêm âm hộ kết hợp viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Theo các bác sĩ, nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể tiến triển âm thầm nên người bệnh không chú ý đi khám và điều trị sớm. Do vậy, bệnh từ cấp tính dễ trở thành mạn tính, khiến bệnh nhân phải điều trị lâu dài, tốn kém và có thể bị viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung...
Đối với thai nhi, nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu... Trẻ sơ sinh con các bà mẹ mắc bệnh này rất dễ bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển tinh thần do lây vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở. Vì vậy, phụ nữ có thai cần được quan tâm khám phụ khoa để phát hiện và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con.
(Theo Thanh Niên)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Tên các loại thuốc có thể "làm hại" bệnh nhân (18/11/2004)
▪ Ghép da - thêm cơ hội sống cho bệnh nhân bỏng sâu (18/11/2004)
▪ TP HCM: Dịch quai bị bùng phát (18/11/2004)
▪ Sẽ có chính sách hạn chế tác hại của rượu bia (18/11/2004)
▪ Sen - vị thuốc chữa nhiều bệnh (18/11/2004)
▪ Bệnh lao là quả bom nổ chậm (17/11/2004)
▪ Mỹ bắt đầu một cuộc nghiên cứu qui mô về sức khỏe trẻ em (17/11/2004)