Trong năm 2004, số thuốc do Việt Nam sản xuất đáp ứng 44% nhu cầu trong nước. Ngành dược đang cố gắng tăng tốc để có thể cung ứng 60% số thuốc chữa bệnh vào cuối năm sau.
Cục Quản lý Dược cho biết, so với 2003, sản xuất thuốc nội địa tăng 18%. Giá cả cũng tương đối ổn định theo chiều hướng tăng nhẹ với mức phù hợp chỉ số giá tiêu dùng. Nguyên nhân chính đẩy giá thuốc lên là việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới, tăng giá điện, xăng dầu, chi phí vận chuyển và lương nhân viên. Việc các nhà máy dược đầu tư xây dựng để đạt các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của Tổ chức Y tế Thế giới cũng làm chi phí sản xuất cao hơn.
Về thuốc nhập khẩu, theo thông báo của Bộ Thương Mại, giá cả trong năm nay cũng ổn định. Trong hơn 300 mặt hàng thuốc được khảo sát chỉ có 9% tăng giá với mức thấp hơn so với các nhóm hàng khác như lương thực, thực phẩm. Tỷ lệ tăng giá thuốc nhập khẩu phù hợp với chỉ số tiêu dùng nên nó không bị xếp vào danh sách các nhóm hàng tăng giá đột biến.
Theo nhận xét của Bộ Y tế, giá thuốc nhập khẩu có xu hướng ổn định hơn trong mấy tháng gần đây. Nguyên nhân một phần do sự cam kết giữa các hãng phân phối thuốc nước ngoài với Bộ Y tế, một phần do nỗ lực của các công ty nhập khẩu trong việc tìm nguồn hàng. Do đó, tình trạng thiếu thuốc đã không xảy ra sau khi Zuellig Pharma Việt Nam ngừng phân phối. Môt số dược phẩm trước đây được công ty này cung cấp cũng đã trở lại mặt bằng giá chung.
Thanh Nhàn
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Run tay (17/12/2004)
▪ Mang họa vì chữ bác sĩ (17/12/2004)
▪ Việt Nam, WHO và FAO lập lực lượng đặc nhiệm chống cúm gia cầm (17/12/2004)
▪ Chữa thành công dị tật động mạch chủ sai vị trí (17/12/2004)
▪ Cam, chuối giúp trẻ ngừa bệnh máu trắng (17/12/2004)
▪ Cháu bé 12 tuổi có dung mạo trung niên (17/12/2004)
▪ WHO: Đại dịch cúm chắc chắn sẽ bùng phát (17/12/2004)